Chế độ một Đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân của tham nhũng
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam những năm gần đây đã đạt kết quả quan trọng, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc trong xây dựng hệ thống chính trị, môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, củng cố được niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ, được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động thời gian qua vẫn cố tình xuyên tạc cho rằng: tham nhũng là thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi nào ở Việt Nam bỏ chế độ một Đảng lãnh đạo, thực hiện chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới được dẹp bỏ.
"Thuốc đặc trị tham nhũng: thay đổi thể chế", "Chỉ có đa đảng, tam quyền phân lập thì mới hết tham nhũng", "Nếu còn chế độ cộng sản thì còn tham nhũng"... đây là những luận điệu mà các thế lực phản động đã rêu rao trên một số diễn đàn, một số trang mạng xã hội. Thực tế thì những chiêu trò, luận điệu này không mới, đã được chúng sử dụng rất nhiều lần, với mục đích hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận mọi thành quả cách mạng của đất nước, từ đó nhằm mưu đồ xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Cần khẳng định dứt khoát rằng, luận điểm coi tham nhũng là "căn bệnh kinh niên" của chế độ xã hội chủ nghĩa, của chế độ một đảng cầm quyền và "chế độ một đảng không chống được tham nhũng" là hoàn toàn sai cả về lý luận và thực tiễn. Trên phương diện lý luận, một mặt, tệ nạn tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực; ở đâu có quyền lực, ở đó có nguy cơ xảy ra tham nhũng, một khi quyền lực bị lạm dụng.
Bàn về nguyên nhân của tham nhũng, rất nhiều học giả lớn trên thế giới đều cho rằng nguyên nhân của tham nhũng là do lòng tham của con người, khi được Nhà nước trao cho một số quyền lực nhất định đã lợi dụng kẽ hở của thể chế, sự lỏng lẻo của pháp luật để thực hiện hành vi sai phạm; và đã là lòng tham của con người thì nó không phụ thuộc vào thể chế chính trị hay chế độ xã hội nào. Dù là chế độ một đảng hay đa đảng thì tham nhũng đều có thể xảy ra.
Tiến sĩ Lê Thị Thắm, Trưởng bộ môn Lý luận Mác – Lê Nin, trường Đại học Hồng Đức
Thực tế nhiều quốc gia tư bản đi theo chế độ đa đảng trên thế giới cũng đã từng xảy ra những vụ tham nhũng rất lớn, gây rúng động dư luận quốc tế. Báo cáo của Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố đầu năm 2023 cho thấy, trên thế giới không có quốc gia nào không có tham nhũng, không có Nhà nước nào là hoàn toàn minh bạch, trong sạch. Trong số 180 quốc gia được khảo sát, Việt Nam xếp thứ 80, đứng trên 100 quốc gia mà phần lớn những quốc gia này đều theo chế độ đa đảng.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Với quan điểm "kiên quyết, kiên trì", xử lý nghiêm minh "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, cho dù người đó là ai", công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tiến hành một cách bài bản và đạt được những kết quả quan trọng, tích cực.
Đặc biệt, từ khi Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực và Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng được thành lập ở 63 tỉnh thành, công tác phòng chống tham nhũng càng được đẩy mạnh, quyết liệt hơn nữa. Rất nhiều lãnh đạo cấp cao từ Trung ương cho đến địa phương và cả lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn đã bị khởi tố, xử lý nghiêm minh, thu hồi về cho ngân sách hàng trăm ngàn tỉ đồng. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, các cơ quan chức năng trong cả nước đã khởi tố, điều tra hơn 7.800 vụ án, hơn 15.200 bị can về tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Những kết quả này cho thấy Đảng ta không hề bao che, dung túng cho nạn tham nhũng, tiêu cực, quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng với loại tội phạm này, làm trong sạch bộ máy, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.
Từ thực tiễn trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua, có thể khẳng định luận điệu cho rằng "tham nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ xã hội chủ nghĩa, của chế độ một đảng cầm quyền" và "chế độ một đảng không chống được tham nhũng" là hoàn toàn vô căn cứ, mang tính áp đặt, cực đoan. Trái ngược với mong muốn của các thế lực thù địch, lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, với con đường đi lên xã hội chủ nghĩa đang ngày càng được củng cố vững chắc. Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm và thành quả của công cuộc phòng chống tham nhũng mà Đảng ta đang thực hiện. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trên nhiều lĩnh vực đã đưa đất nước có những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.