Chi hàng trăm tỷ đồng nhập bánh kẹo Trung Quốc, Indonesia về ăn Tết
Trong tháng 1/2021, người Việt chi hơn 1.100 tỷ đồng (48,5 triệu USD) để nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, trong đó bánh kẹo Indonesia và Trung Quốc được người Việt Nam mua nhiều nhất.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong năm 2020, người Việt chi hơn 390 triệu USD mua bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc nhập ngoại. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc là hơn 46,4 triệu USD, Thái lan là hơn 55,6 triệu USD và Indonesia lớn nhất với 95,6 triệu USD.
Lượng nhập khẩu bánh kẹo từ các nước láng giềng gia tăng, bên cạnh đó các loại hoa quả cũng nhập từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia với số lượng lớn và rất lớn.
Đáng nói, tháng 12/2020, kim ngạch nhập khẩu bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc về Việt Nam cũng đạt gần 60 triệu USD, tăng gần 17 triệu USD so với tháng trước đó. Trong tháng 1/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so với các tháng trong năm và đặc biệt, tăng 27 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020.
Lượng và kim ngạch nhập khẩu các loại bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc nước ngoài về Việt Nam tăng cao do phần lớn người dân thích những sản phẩm bánh kẹo ngoại, trong đó chủ yếu là các sản phẩm thương hiệu được sản xuất, gia công từ nước thứ 3.
Trong năm 2020, Việt Nam cũng xuất khẩu hàng hóa là bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc đạt khoảng 740 triệu USD, gấp đôi so với giá trị mặt hàng này nhập khẩu về nước. Điều này cho thấy, năng lực sản xuất và giá trị sản phẩm của khối doanh nghiệp bánh kẹo, sản xuất ngũ cốc trong nước đủ đáp ứng được yêu cầu và hướng đến xuất khẩu.
Tuy nhiên, khi Việt Nam mở cửa thị trường, sản phẩm từ các nước nhập khẩu vào tăng lên sẽ bổ sung sự đa dạng và phong phú để người dân được lựa chọn và kéo mặt bằng giá đi xuống nữa.
Trong khối ASEAN, Việt Nam vẫn nhập bánh kẹo, sản phẩm ngũ cốc nhiều của Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Tổng kim ngạch bánh kẹo, sản phẩm ngũ cốc của nước này nhập về Việt Nam ước đạt trên 21,7 triệu USD trong tháng 1/2021. Trong khi đó, bánh kẹo từ Mỹ vào Việt Nam chỉ vỏn vẹn 1,1 triệu USD, Hàn là 5,2 triệu USD.
Hiện, giá các mặt hàng bánh kẹo nhập dù đã giảm song mặt bằng chung vẫn cao hơn giá trong nước do họ có bao bì, mẫu mã thiết kế bắt mắt cùng thương hiệu uy tiến nên được khá nhiều người chọn làm quà Tết cho người thân, bạn bè.
Thị trường bánh kẹo Việt ước tính đạt ngưỡng doanh số từ 45.000 tỷ đồng đến 50.000 tỷ đồng (ngưỡng 1,8 đến gần 2 tỷ USD), đây là mảnh đất đầy màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt và các đối tác nước ngoài nhập khẩu. Hiện trong khu vực ASEAN, bánh kẹo các nước đều được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% vào Việt Nam. Trong các FTAs thương mại song và đa phương giữa Việt Nam với các đối tác, Việt Nam cũng dỡ bỏ và có lộ trình cắt giảm thuế nhập với bánh kẹo, loại hàng hóa thông thường.
Thời gian sắp tới, chắc chắn các loại bánh kẹo từ các nước sẽ ồ ạt vào Việt Nam. Trong đó nhiều loại bánh kẹo cao cấp từ châu Âu, Mỹ, Nhật sẽ đổ bộ vào Việt Nam khiến cho cuộc cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo ngày càng sôi động hơn. Tuy vậy, đổi lại người Việt có thêm nhiều lựa chọn phong phú và hấp dẫn cho giỏ quà Tết.
An Linh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giảm 30% điều kiện kinh doanh ngay trong năm nay
Chính phủ đặt kế hoạch cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục, chi phí, điều kiện kinh doanh trong năm nay.

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng
Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm
Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.