Chi nhánh Công ty CP sữa Việt Nam - Nhà máy sữa Lam Sơn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
Ngay từ những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đưa ra các dòng sản phẩm sữa nước, sữa chua… có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Những dây truyền hoạt động liên tục, các cán bộ, kỹ sư, người lao động làm việc hăng hái là không khí làm việc sôi nổi, khẩn trương trong những ngày đầu năm mới tại Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa….
Ngay từ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho đến thời điểm những ngày đầu năm năm mới, những các cán bộ, kỹ sư, người lao động công tác tại Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn Thanh Hóa đã nỗ lực hết mình, hăng hái lao động sản xuất, thực hiện nghiêm túc các ca trực nhằm nâng cao hiệu suất công việc, cung ứng cho thị trường các sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Ông Ngô Xuân Bình, Giám đốc sản xuất, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa cho biết: "Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất, chúng tôi đã có kế hoạch chuẩn bị các nguyên vật liệu và tất cả các điều kiện khác từ trước Tết Nguyên đán và năm mới chúng tôi đã đưa vào hoạt động. Ngoài ra, công ty cũng có các chế độc chính sách hợp lý để khuyến khích người lao động vui tươi phấn khởi sản xuất từ đầu năm. Nhà máy có sản xuất các dòng sữa nước, sữa chua. Chúng tôi lên kế hoạch cụ thể theo từng đợt để sản xuất các dòng sữa từ 4 trang trại tại Thanh Hóa để đáp ứng nguồn cung cho thị trường toàn quốc".
Năm 2017, Công ty TNHH 1 thành viên sữa Lam Sơn (Công ty con của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk) được chính thức chuyển đổi thành Chi nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa. Nhà máy hiện có trên 170 cán bộ, kỹ sư, người lao động. Trải qua 7 năm hoạt động, đơn vị đã không ngừng phát triển và trở thành 1 trong những nhà máy sản xuất sữa có qui mô lớn của Vinamilk ở nước ta. Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy đã thiết lập các quy trình, phần mềm tự động kiểm soát sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, không để có sự can thiệp của con người vào trong các quá trình quan trọng. Phòng điều hành trung tâm lập công thức chế biến, điều hành toàn bộ nhà máy từ khâu tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu đến các công đoạn đóng hộp, đóng chai, số lượng, chất lượng...sản phẩm. Bên cạnh đó, Nhà máy còn thực hiện việc kiểm soát chính xác các sản phẩm sữa nước, sữa chua bằng công nghệ thông tin; kiểm tra thực nghiệm trước khi xuất bán ra thị trường nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất về chất lượng.
Kỹ sư Nguyễn Thị Trang, Phòng thí nghiệm, Chi nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa cho biết thêm: "Hòa chung với không khí lao động sản xuất đầu năm, các kỹ sư công nghệ thực phẩm của chúng tôi đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng cách chia các ca theo kế hoạch sản xuất cả ban ngày và ban đêm để đảm bảo chất lượng từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra để đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm".
Nhờ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, sữa Vinamilk đã tạo dựng được lòng tin với người dùng trong nước và quốc tế. Hiên tại, mỗi năm, Chi nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa xuất bán ra thị trường khoảng 65- 70 triệu lít sữa các loại.
Ông Lại Trung Hậu, Giám đốc Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam - Nhà máy sữa Lam Sơn, Thanh Hóa chia sẻ: "Theo nhịp sản xuất từ năm ngoái, ngay từ đầu năm nay, Nhà máy bắt đầu sản xuất với cường độ cao theo tinh thần chỉ đạo của Tổng giám đốc. Chúng tôi có đầy đủ các yếu tố đẩy mạnh sản xuất thời gian tới, đảm bảo được chỉ tiêu tăng trưởng10-15% do công ty đề ra".
Với không khí làm việc sôi nổi, tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, người lao động, năm 2024, Chi nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không những đảm bảo được chỉ tiêu tăng trưởng do Vinamilk đề ra mà còn tăng thêm thu nhập cho người lao động .
Mở bán Tòa A, dự án Chung cư Bình An Plaza
Sáng 9/11, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Địa ốc Bình An đã tổ chức lễ cất nóc và mở bán Toà A, dự án chung cư Bình An Plaza Thanh Hoá tại phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tới dự.
Nhân rộng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
Việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7%
Tổng cục Thống kê cho biết, số người có việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa có 80 mã số vùng trồng xuất khẩu
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2014, Thanh Hóa đã cấp và duy trì 80 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích trên 655 ha.
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán hoặc chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và chuyển hay rút tiền tại ATM nếu chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học. Đây là quy định tại Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hơn cho các giao dịch.
10 tháng năm 2024: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 27 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng qua đạt hơn 27 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động đối ngoại, kêu gọi thu hút đầu tư 10 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực
10 tháng năm 2024, với sự nỗ lực của cá cấp, các ngành cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; hoạt động đối ngoại, nhất là mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, kêu gọi thu hút đầu tư đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có trên 500 sản phẩm được gắn sao, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Sau khi được công nhận sản phẩm ocop, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, Thanh Hóa thành lập mới hơn 2.800 doanh nghiệp
10 tháng năm 2024, công tác phát triển doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Toàn tỉnh có 2.813 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 93,7% kế hoạch, tăng 22,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; số vốn đăng ký đạt 20.747,1 tỷ đồng, tăng 44%.
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả cả nước đã đạt 6,34 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 5,7 tỷ USD của năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.