ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chỉ thị về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

06/03/2024 08:48
Chỉ thị về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa- Ảnh 1.

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, năm 2023 bệnh Dại đã làm 82 người chết trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022), nhiều nhất là tại các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên. Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 20/02/2024, cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật tại 12 tỉnh, thành phố và 18 ca tử vong trên người 14 tỉnh, thành phố (tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2023), số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới gần 70.000 người (tăng 11 so với cùng kỳ năm 2023). Trên địa bàn tỉnh ta, trong 10 năm qua bệnh Dại đã làm chết 31 người, hơn 85.145 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại; đặc biệt, chỉ tính riêng những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 ổ bệnh Dại trên động vật, làm chết 02 người và 86 người bị phơi nhiễm; hàng năm có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh Dại, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe người dân.

Một số nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh Dại gia tăng là do: (i) Chưa quản lý được đàn chó, mèo, tình trạng chó thả rông còn phổ biến; (ii) công tác rà soát, thống kê số lượng chó, mèo tại các địa phương chưa chính xác, chênh lệch rất lớn so với thực tế tổng đàn hiện có, dẫn đến tỷ lệ đàn chó mèo được tiêm vắc xin phòng bệnh Dại đạt tỷ lệ thấp so với tổng đàn chó, mèo thực tế; (iii) công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh Dại chưa thường xuyên, liên tục, chưa hiệu quả; (iv) vi rút Dại còn lưu hành trên động vật; (v) chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, chó thả rông, tiêm phòng vắc xin Dại; (vi) việc bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế; (vii) lực lượng thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn; (viii) nhận thức của một bộ phận người dân về mức độ nguy hiểm và các quy định về phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế.

Để ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả bệnh Dại trên địa bàn tỉnh, từ đó giảm thiểu các ca tử vong và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 2 số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2023, của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Chỉ thị số 1296/CT-BNN-TY ngày 26/02/2024), chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh (kế hoạch số 09/ - ngày 17/01/2022 về việc kế hoạch phòng chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2030, Chỉ thị số 09/CT-ngày 28/4/2023, kế hoạch số 282/UBND ngày 16/11/2023, Công văn số 17449/NN ngày 17/11/2023, Công văn số 300/NN ngày 08/01/2024), các văn bản hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và PTNT, ngành Y tế, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó, có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài còn thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại; tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi và đối tượng trẻ em) về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các phòng, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại người và động vật. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân các cấp chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn; phân công lực lượng tăng cường giám sát đến tận thôn, bản để phát hiện sớm bệnh Dại trên động vật, có biện pháp xử lý, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh kịp thời; báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch theo quy định.

b) Tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; thành lập các đội xử lý chó thả rông, đặc biệt tại các khu vực đô thị; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

c) Tập trung nguồn lực chỉ đạo thực hiện quyết liệt "Năm cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn" đúng theo các nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 300/UBND-NN ngày 08/01/2024, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, kinh phí và có các giải pháp cụ thể tổ chức tiêm phòng triệt để vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn đảm bảo đạt 100 diện tiêm và hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vắc xin Dại đợt 1 năm 2024 trước ngày 30/4/2024; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tiến độ, kết quả, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

d) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn y tế và thú y kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

đ) Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại; tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi và đối tượng trẻ em) về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại; biện pháp, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh Dại hiệu quả.

e) Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ. Kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh Dại hoặc người bị chó mèo cắn.

g) Đảm bảo việc tiếp cận vắc xin phòng bệnh Dại cho người, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.

h) Chỉ đạo hệ thống y tế tăng cường hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng chống bệnh Dại; chuẩn bị vắc xin, huyết thanh kháng Dại để phục vụ tiêm phòng, điều trị dự phòng đảm bảo nhu cầu của người dân

i) UBND thành phố Thanh Hóa hẩn trương chỉ đạo, rà soát và tổ chức xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 23/8/2022 về việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại chó, mèo trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2027.

k) Bố trí đủ nguồn lực và chủ động từ ngân sách dự phòng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh Dại, đặc biệt là công tác tiêm phòng vắc xin Dại; có kế hoạch dự phòng kinh phí, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, hoá chất, để chủ động phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn tỉnh theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Thú y.

b) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh Dại; đặc biệt thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác thực hiện "Năm cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó mèo", kịp thời phát hiện yếu, kém, khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêm phòng; duy trì hoạt động của các đội phản ứng nhanh của Chi cục Chăn nuôi và Thú y để hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh.

c) Phối hợp với Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

d) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường phối hợp với cơ quan y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện giám sát bệnh Dại, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch. Tất cả những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Dại trên động vật phải được lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm thú y có thẩm quyền để xét nghiệm bệnh Dại.

đ) Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý ổ dịch bệnh Dại 

3. Sở Y tế:

a) Chỉ đạo tăng cường công tác giám sát phát hiện các trường hợp bệnh, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác giám sát, chia sẻ thông tin và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và UBND tỉnh.

b) Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, lịch tiêm phòng bệnh Dại của các cơ sở, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả.

c) Công khai địa chỉ các cơ sở y tế và hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý, ngăn ngừa tử vong do bệnh Dại. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan thú y và y tế các trường hợp động vật mắc bệnh Dại để xử lý kịp thời.

d) Đề xuất với cấp có thẩm quyền hỗ trợ vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại điều trị dự phòng cho người nghèo và người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bổ sung chính sách bảo hiểm y tế đối với người bị chó cắn.

4. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại theo tài liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Y tế; phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức biểu dương, phê bình các địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân làm tốt hoặc chưa tốt trong công tác phòng, chống bệnh Dại.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại.

6. Công an tỉnh tăng cường công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm nghiêm trọng về công tác phòng chống dịch bệnh Dại.

7. Sở Tài chính chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế cân đối, bố trí kinh phí thường xuyên cho các bộ để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Dại theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thú y, các văn bản pháp luật liên quan và khả năng ngân sách hàng năm.

8. Các sở, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh theo Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch; phát hiện những khó hăn, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đề xuất biện pháp khắc phục tại các đơn vị phụ trách, chỉ đạo.

9. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức, đoàn thể tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tự giác tuân thủ, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

09:01 , 21/12/2024

Theo Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện của địa phương quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới.

Ngày 21/12: Thanh Hóa trời rét, có mưa vài nơi

Ngày 21/12: Thanh Hóa trời rét, có mưa vài nơi

08:08 , 21/12/2024

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21/12, khu vực Thanh Hóa trời nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông.

Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa khánh thành và bàn giao nhà ở cho 3 hộ nghèo

Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa khánh thành và bàn giao nhà ở cho 3 hộ nghèo

23:07 , 20/12/2024

Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho 3 hộ nghèo theo Chỉ thị 22 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Vì cộng đồng không ma túy

Vì cộng đồng không ma túy

19:55 , 20/12/2024

Tối ngày 19/12, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công An, Công an tỉnh Thanh Hóa và Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức chương trình “Vì cộng đồng không ma túy”. Tham dự chương trình có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Văn Viện - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; Thiếu tướng Trần Phú Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an; lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng đông đảo người dân. Chương trình được truyền hình trực tiếp qua sóng truyền hình và các nền tảng số của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; đồng thời kết nối tín hiệu trực tuyến tới các địa phương trên toàn tỉnh.

Cảnh giác với văn bản giả mạo thương hiệu của Tập đoàn EVN

Cảnh giác với văn bản giả mạo thương hiệu của Tập đoàn EVN

18:05 , 20/12/2024

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tiếp tục cảnh báo tới khách hàng tình trạng giả mạo EVN ra văn bản “Thông báo Ngừng cung cấp điện" nhằm đánh cắp thông tin và trục lợi gây thiệt hại cho khách hàng.

Hoằng Hoá tuyên truyền phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm Tết Nguyên đán

Hoằng Hoá tuyên truyền phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm Tết Nguyên đán

18:04 , 20/12/2024

Ban chỉ đạo 138 huyện Hoằng Hóa vừa tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hội nghị có sự tham gia của trên 2.000 đại biểu là hội viên các hội đoàn thể, cán bộ, giáo viên và học sinh các nhà trường.

Thiệu Hóa gặp mặt các chức sắc công giáo nhân dịp Giáng sinh

Thiệu Hóa gặp mặt các chức sắc công giáo nhân dịp Giáng sinh

18:03 , 20/12/2024

Huyện Thiệu Hóa vừa tổ chức gặp mặt các chức sắc công giáo nhân dịp lễ Thiên chúa giáng sinh và năm mới 2025.

Nâng cao nghiệp vụ về đảm bảo an toàn thực phẩm

Nâng cao nghiệp vụ về đảm bảo an toàn thực phẩm

18:02 , 20/12/2024

Sáng ngày 20/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn thực phẩm năm 2024 cho lãnh đạo, người phụ trách công tác quản lý an toàn thực phẩm, cán bộ chuyên trách về an toàn thực phẩm của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND và Trung tâm Y tế 27 huyện, thị xã, thành phố.

Tri ân các anh hùng liệt sĩ

Tri ân các anh hùng liệt sĩ

18:01 , 20/12/2024

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), sáng ngày 20/12, Hội hỗ trợ gia đình Liệt sỹ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp Thanh Hoá tổ chức chương trình Chung tay tri ân đón anh về đất mẹ.

Hoằng Hoá: Chăm lo tốt hơn cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Hoằng Hoá: Chăm lo tốt hơn cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

16:15 , 20/12/2024

Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi huyện Hoằng Hóa vừa tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.