Chiến thắng Điện Biên Phủ trong ký ức người lính
(TTV) - Trong những ngày tháng 5 lịch sử, ký ức hào hùng về chiến thắng Điện Biên Phủ lại gợi nên niềm tự hào trong mỗi người dân đất Việt. Đặc biệt, với những người từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ký ức về những ngày tháng "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" càng không thể phai mờ. Nhân kỷ niệm 68 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Thời sự đã gặp gỡ những cựu chiến binh Thanh Hóa từng trực tiếp chiến đấu tại Điện Biên năm xưa, ghi lại những hồi ức, những kỷ niệm về năm tháng đầy gian khổ mà hào hùng của dân tộc, đã làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
![]() |
Năm 1951, khi chưa đầy 16 tuổi, ông Trịnh Huy Luân, một người con của huyện Vĩnh Lộc, xung phong lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn 798, Sư đoàn 304. Năm 1953, ông và đồng đội góp phần cùng liên quân Lào - Việt giành chiến thắng quan trọng trong chiến dịch Thượng Lào, đưa cuộc kháng chiến của quân và dân hai nước giành thắng lợi to lớn trong Chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Những năm tháng sát cánh cùng đồng đội trên các chiến trường, trải qua biết bao hiểm nguy, gian khó, điều đọng lại sâu sắc nhất đối với ông Trịnh Huy Luân chính là tình cảm gắn bó, nghĩa tình giữa những người lính cụ Hồ áo nâu, chân đất.
![]() |
Ông Trịnh Huy Luân, cựu chiến binh kháng chiến chống Pháp - Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tâm sự: "Lúc bấy giờ rất khó khăn, nhiều anh hàng năm không có quần áo bộ đội, nhiều người đi chân đất, bản thân tôi cũng đi chân đất, đi chân đất hàng năm trời. Tình cảm bộ đội lúc ở chiến trường như anh em ruột".
![]() |
Cũng trở về từ chiến trường chống Pháp, năm nay, ông Lê Trọng Yên, ở xã Quảng Long, huyện Quảng Xương đã bước sang tuổi 91 nhưng vẫn giữ được phong thái nhanh nhẹn, hoạt bát. Dường như trong tâm trí ông, những năm tháng thanh xuân “trốn” mẹ ra chiến trường, cùng đồng đội “vào sinh ra tử” chưa bao giờ là “ký ức”, mà luôn hiển hiện gần gũi; trong đó, rõ nét nhất là những ngày tham gia trận đánh vào cứ điểm Hồng Cúm - một trận đánh quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ; là những ngày cùng đồng đội đào giao thông hào trong mưa dầm, đạn pháo bủa vây.
![]() |
Cựu chiến binh Lê Trọng Yên, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa nhớ lại: "Lúc bấy giờ phải đào giao thông hào, đào ngầm vào ban đêm. Một cái giao thông hào chỉ chứa được 3 người. Mỗi tiểu đội bộ binh phải đào 3 cái hào. Đào đến hầm tướng Đờ - cát, cách 100m thì đặt khối bộc phá...".
Trở về từ chiến thắng Điện Biên Phủ, những người lính luôn giữ trọn phẩm chất bộ đội Cụ Hồ - giữ trọn tấm lòng trung kiên với Đảng; đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước; luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.
Anh Lê Phúc Toàn, con trai cựu chiến binh Lê Trọng Yên cho biết: "Gia đình tôi luôn giáo dục con cháu giữ gìn truyền thống của quê hương, gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp". Ông Lê Bá Mạc, Chủ tịch Hội CCB phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa cũng cho biết: Bản thân bác Trịnh Huy Luân và các cựu chiến binh kháng chiến chống Pháp luôn là những tấm gương sáng để nhân dân trong phố, phường học tập, noi theo.
![]() |
Hàng vạn người con Thanh Hóa từng chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu trong cuộc chiến đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc. Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa là địa phương đóng góp nhiều nhất về sức người, sức của. Bên cạnh những chiến sỹ bộ đội trực tiếp tham gia chiến đấu, hình ảnh những đoàn thuyền nan vượt dòng sông Mã, những đoàn xe thồ băng qua dốc núi cheo leo để vận lương, tải đạn cho chiến trường đã đi vào lịch sử đất nước. Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ bây giờ, tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”, đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Thanh. /.
Cẩm Tú - Xuân Quang/Bản tin thời sự tối ngày 6.5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

166 xã của tỉnh Thanh Hóa ổn định ngay từ ngày đầu hoat động
Ngày 1/7, cùng với cả nước, 166 đơn vị hành chính mới của tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào vận hành, ghi dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày đầu tiên này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra quá trình vận hành của bộ máy các cơ quan cấp xã ở một số địa phương trong tỉnh.

Cục Thuế công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ
Ngày 1/7, Cục Thuế - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các cơ quan thuế toàn quốc, công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ. Cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Cục Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày đầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài
Ngày 1/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh.

Kỳ vọng từ bộ máy chính quyền 2 cấp: Gần dân, sát dân, trọng dân
Việc ứng dụng công nghệ không chỉ là giải pháp, mà là một cuộc cách mạng từ cơ sở, để chính quyền thực sự trở thành chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm. Chúng ta có thể thấy bộ máy đã sẵn sàng, cán bộ đã vào vị trí, giờ là lúc tiếng nói từ những người trong cuộc cất lên – từ cán bộ xã, công chức chuyên môn đến người dân – những người trực tiếp cảm nhận và đồng hành cùng sự thay đổi này. Sau đây, chúng ta cùng nghe tâm tư, kỳ vọng của cán bộ, công chức cấp xã và kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân về bộ máy mới - bộ máy của đổi mới, gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân.

Chuyển đổi số để đơn vị hành chính cấp xã/phường hoạt động hiệu quả
Khi chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp thì cấp xã trở thành chính quyền cơ sở duy nhất, gánh vác trọng trách trực tiếp phục vụ nhân dân. Để chính quyền cấp xã vận hành thông suốt, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính, tỉnh Thanh Hóa có bước chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để phục vụ người dân nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thời tiết 10 ngày tới: Bắc Bộ mưa triền miên, nguy cơ sạt lở, ngập lụt diện rộng
Cơ quan khí tượng phát đi bản tin dự báo thời tiết cả nước 10 ngày, đồng thời cảnh báo mưa lớn trút xuống Bắc Bộ đến giữa tuần, nguy cơ lũ quét, sạt lở và ngập lụt. Riêng Thanh Hoá, trong ngày 1/7, mưa vừa, mưa to và rải rác dông, cục bộ mưa rất to.

Tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025
Chiều ngày 30/6, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025.

Xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 từ nay đến 7/7
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ Nhà máy Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 có lưu lượng 950m3/s đến 1.350m3/s; mực nước dâng hồ chứa mùa mưa đang là 25,5m/25,5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tiếp tục xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25,5m.

Hướng dẫn đăng ký xe cơ giới từ ngày 1/7
Bộ Công an vừa có văn bản hướng dẫn Công an các địa phương về công tác đăng ký xe cơ giới đường bộ từ ngày 1/7 sau khi vận hành hoạt động đơn vị hành chính 2 cấp.

Phân cấp thẩm quyền đăng ký phương tiện đường thủy nội địa
Bộ Xây dựng vừa công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Một trong những điểm mới đó là phân cấp thẩm quyền đăng ký phương tiện đường thủy nội địa cho cơ quan chức năng địa phương. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.