Đường dây nóng: 0237 3721150

Chiến tranh tiền tệ liệu có xảy ra?

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đang diễn biến phức tạp và khó đoán định thì cuộc chiến tranh tiền tệ rất có thể xảy ra.

29/07/2019 10:36

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, các cuộc chiến tranh thương mại nói chung và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc nói riêng đã gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu. 

Theo ước tính của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổng kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2018 đã giảm 500 tỷ USD, cuối năm nay, con số này sẽ giảm mạnh ở mức 1,5 nghìn tỷ USD. 

Còn theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục thì GDP toàn cầu sẽ giảm 5%, tức khoảng 455 tỷ USD.

Trong tình huống này các ngân hàng Trung ương đều sử dụng những biện pháp khác nhau để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, theo Bank of America, cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra và các ngân hàng Trung ương của các quốc gia hàng đầu đã và đang bị cuốn vào cuộc chiến này.

chien tranh tien te lieu co the xay ra? hinh 1
Cuộc chiến tranh tiền tệ có thể sẽ xảy ra. (Ảnh minh họa: KT)

TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc lớn nhất nhì thế giới vẫn diễn biến phức tạp và khó đoán định thì cuộc chiến tranh tiền tệ rất có thể xảy ra. Để bảo vệ lợi ích của mình, hiện tại, nhiều quốc gia đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất cũng như tìm cách đẩy giá trị của đồng bảng xuống để tạo ưu thế cho xuất khẩu. 

Nếu các quốc gia đồng loạt nới lỏng chính sách tiền tệ rồi lại phá giá đồng bảng của mình sẽ dẫn đến việc rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh tiền tệ. Điều này sẽ gây nên thiệt hại cho cả hệ thống kinh tế toàn cầu. 

 

Ông Hiếu khẳng định, cuộc chiến ấy đang có dấu hiệu manh nha, chẳng hạn, ở Mỹ, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ có thể sẽ cắt giảm lãi suất, từ đó hạ giá trị của đồng USD đối với các đồng bảng khác. Các nước ở Châu Âu cũng hạ lãi suất, có những nơi lãi suất bằng 0, họ cũng đang tìm cách đẩy giá trị của đồng tiền xuống…

Chuyên gia kinh tế này quan ngại, còn 5 tháng nữa là kết thúc năm 2019, trong thời điểm này sẽ còn nhiều diễn biến xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Điều quan trọng là liệu Mỹ và Trung Quốc có đi đến thỏa thuận hay không. 

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn hòa giải, muốn giữ lợi thế về mặt chính trị, còn phía Trung Quốc vẫn cứng rắn, không chịu nhún nhường với Mỹ thì cuộc chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2020. 

Khi cuộc chiến giữa hai nước nóng lên sẽ khiến kinh tế toàn cầu suy giảm, khi đó nhiều quốc gia sẽ tiếp tục áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ giá đồng bảng của mình xuống để tạo lợi thế cho xuất khẩu. Đương nhiên Việt Nam cũng sẽ bị cuốn vào cuộc chiến tranh tiền tệ.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong cuộc chiến tranh  thương mại toàn cầu, nếu Việt Nam không nhập cuộc tức không hạ giá trị của VND xuống thì giá hàng hóa tính ra các đồng ngoại tệ khác tại những quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu sẽ tăng lên và làm giảm tính cạnh tranh. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, nếu xuất khẩu bị ảnh hưởng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kinh tế của Việt Nam. 

Trước những diễn biến có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đến xuất khẩu, ông Hiếu đưa ra lời khuyên, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng cường khai thác các thị trường mà trước đó chưa quan tâm đến, thực tế còn rất nhiều thị trường tiềm năng ở châu Phi, ở Nam Mỹ. Những thị trường này cần khai thác để có thể bù đắp nếu một số thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu bị ảnh hưởng. Cùng với đó cần chú trọng đến mẫu mã, chất lượng, giá cả hàng hóa để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng các nước.

“Trong một cuộc chiến tranh thương mại và tiền tệ thì giá của hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, tạo ra sự cạnh tranh với hàng nội địa. Các doanh nghiệp trong nước cũng cần chuẩn bị tâm thế để đối đầu với sự cạnh tranh rất lớn của hàng hóa của nước ngoài khi cuộc chiến tranh tiền tệ xảy ra. Ngay từ bây giờ, các nhà kinh doanh, sản xuất nội địa  phải lên kế hoạch, kịch bản để đối phó với tình trạng xấu nhất có thể xảy ra”, ông Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo./.

Chung Thủy/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng

16:12 , 14/07/2025

Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%

16:10 , 14/07/2025

Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm

15:04 , 14/07/2025

Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử

08:08 , 14/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

08:08 , 14/07/2025

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại

08:00 , 14/07/2025

Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay

08:00 , 14/07/2025

Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%

19:46 , 13/07/2025

Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản

08:36 , 13/07/2025

Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7

08:20 , 13/07/2025

Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.