Chính phủ cho ý kiến về 7 dự án luật quan trọng
(Chinhphu.vn) - Sáng 20/2, Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025. Đây là phiên họp thứ 2 của năm 2025 về chuyên đề xây dựng pháp luật, được tổ chức chỉ sau 1 ngày kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV bế mạc.

Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 2/2025 của Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ điều hành phiên họp. Cùng dự có các Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Tại phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 7 dự án luật sẽ trình Quốc hội, gồm: Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Sau khi nghe các bộ, cơ quan trình bày tờ trình tóm tắt về các dự án luật; báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định về các dự án luật…, các thành viên Chính phủ thảo luận sôi nổi về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm xây dựng dự án luật; nội dung chính sách cơ bản của các dự án luật, nhất là những nội dung mới, mang tính đột phá nhằm tạo hành lang pháp lý và khơi thông các điểm nghẽn cho phát triển; tính đồng bộ của quy định; kinh nghiệm quốc tế…

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ điều hành phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đánh giá các dự án luật này có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết, phiên họp đã cho ý kiến về các quy định trong các dự thảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác tương trợ tư pháp ở các lĩnh vực hình sự, dẫn độ, chuyển giao người chấp hành án phạt tù; tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, tạo ra không gian mới phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị; bảo vệ dữ liệu cá nhân; góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và tương thích với pháp luật quốc tế…
Phiên họp thống nhất giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết phiên họp để thống nhất triển khai; các đồng chí bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các dự án luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025; các đồng chí Phó Thủ tướng được phân công theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 7 dự án luật.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu cũng đánh giá, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thống nhất rất cao và thông qua 4 luật và 5 nghị quyết quan trọng liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18; trong đó các luật vừa được thông qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nút thắt về thể chế, khơi dậy mọi tiềm năng và khơi thông mọi nguồn lực, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới; góp phần phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Đặc biệt, việc Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với nhiều đổi mới, đột phá về cả tư duy, cách làm, thẩm quyền, quy trình, thủ tục, được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy trong thực hiện đột phá chiến lược về thể chế; góp phần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu thống nhất cho rằng, các luật, nghị quyết nêu trên vừa được Quốc hội thông qua, đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần phải tập trung tối đa nguồn lực vào công tác xây dựng thể chế, pháp luật, trong đó vừa bảo đảm đưa các luật vừa được thông qua vào cuộc sống bằng việc khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, vừa xây dựng các luật mới để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật được xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này để trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Các đại biểu nhấn mạnh, quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thống nhất, đồng bộ với các luật vừa được Quốc hội thông qua; tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật cần quy định theo hướng khung, mang tính nguyên tắc, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính ổn định của luật và bảo đảm tính chủ động của Chính phủ trong quản lý, điều hành; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Phiên họp thống nhất giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết phiên họp để thống nhất triển khai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng với đó, cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và tương thích với pháp luật quốc tế. Tập trung rà soát các quy định pháp luật hiện hành nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức bộ máy mới, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Để khẩn trương triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, các bộ, ngành, cơ quan tập trung chỉ đạo kịp thời soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm đồng bộ, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả; không để nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường công tác truyền thông chính sách, phổ biến pháp luật, tạo sự đồng thuận xã hội trong cả khâu xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật.
https://baochinhphu.vn/chinh-phu-cho-y-kien-ve-7-du-an-luat-quan-trong-10225022014530578.htm

Đề xuất giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội đề xuất sửa đổi 20 điều có nội dung liên quan đến giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử; trong đó, đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử rút ngắn từ 70 ngày xuống còn 42 ngày.

Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp
Hôm nay (12/5), Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (từ ngày 12-17/5), với trọng tâm là công tác lập hiến, lập pháp.

Phiên họp thứ Tư Ban Chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự và chủ trì hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trên toàn quốc. Dự phiên họp tại điểm cầu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực và thành viên Ban chỉ đạo tỉnh; lãnh đạo các ngành, đơn vị liên quan.

Đại hội Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương lần thứ X
Sáng ngày 10/5, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại hội lần thứ X nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thảo luận tại tổ về các dự án Luật
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15, chiều ngày 10/5, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tham gia thảo luận ở tổ về các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa thăm cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân Trường Sa, Nhà giàn DK I
Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2025), từ ngày 4 đến 10/5, Đoàn công tác số 18 do Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức, gồm 180 đại biểu các địa phương: Lâm Đồng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Giang, Agribank Việt Nam và đại diện các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí... đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK I trên thềm lục địa phía nam của Tổ quốc. Tham gia đoàn công tác về phía tỉnh Thanh Hóa, có đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh và lãnh đạo một số huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Tổng thống (RANEPA)
Sáng 10/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có buổi gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA) còn gọi là Học viện Tổng thống.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga
Ngày 10/5, tại trụ sở Duma Quốc gia ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Volodin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam huyện Hoằng Hóa tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025
Tối 9/5 (tức ngày 12 tháng 4 âm lịch), tại chùa Hùng Vương, xã Hoằng Thắng, Trụ sở Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Hoằng Hóa đã diễn ra Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.

Chùa Tường Vân, thị trấn Vĩnh Lộc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak 2025
Sáng ngày mùng 9/5 (tức ngày 12 tháng 4 âm lịch), tại chùa Tường Vân, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, đồng chí Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cùng đông đảo nhân dân và Phật tử thập phương đã dự lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.