Chợ cửa khẩu Móng Cái gặp "thảm cảnh", hàng loạt kiot đóng cửa
Chưa bao giờ các chợ ở cửa khẩu Móng Cái (thành phố cửa khẩu giáp với Trung Quốc của tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào "thảm cảnh" như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa; khách vào chợ lèo tèo; người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone, hoặc...ngáp vặt.
Chợ Trung Tâm Móng Cái hay còn gọi là Chợ 1 Móng Cái, có thể được xem là một trong những ngôi chợ cửa khẩu sôi động nhất của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời nó cũng là điểm du lịch Quảng Ninh luôn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, mua sắm. Nhưng từ đầu tháng 8/2019 đến nay, ngôi chợ này rơi vào “thảm cảnh” chưa từng có.

Nhấn để phóng to ảnh
Chợ Trung tâm Móng Cái - Ngôi chợ vẫn được xem là sầm uất nhất tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Quý.
Chị Lê Thị Y. – người bán hàng quần áo tại kiot số 540 Chợ Trung tâm Móng Cái, than: “Từ 2 năm nay việc kinh doanh tại chợ rất khó khăn, nhất là tháng này, nhiều hôm cả ngày không mở hàng. Trong khi các khoản thuế, phí chợ lên đến hơn 4 triệu đồng/tháng. Chúng tôi đang không biết xoay kiểu gì để kiếm sống”.
Chỉ tay về phía dãy kiot đối diện đang đóng cửa, chị Y cho biết: “Các hộ kinh doanh này đóng cửa nghỉ từ mấy tháng nay rồi. Hộ may mắn thì còn cho thuê được kiot làm kho, nhiều hộ khác thì bỏ không nhưng vẫn phải đóng phí quản lý chợ hơn 600.000 đồng/tháng”.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhiều kiot vị trí đẹp thuộc chợ Trung tâm Móng Cái cũng đóng cửa. Ảnh: Nguyễn Quý.
Khảo sát cả 4 tầng chợ, ở các khu vực kinh doanh quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm...đều xuất hiện các dãy kiot đóng cửa. Không còn hình ảnh khách cùng cánh cửu vạn chen nhau đi qua các kiot chất đống hàng hóa dọc lối đi. Chợ 1 Móng Cái đang trong những ngày ảm đạm chưa từng có.
Cùng nằm trên địa bàn phường Hòa Lạc, 2 chợ khác là chợ Móng Cái 2 và chợ Móng Cái 3 cũng trong tình cảnh tương tự. Dạo quanh 2 khu chợ này, hình ảnh chung là lèo tèo, thưa thớt người ra vào, thậm chí cửa đóng tĩnh lặng.

Nhấn để phóng to ảnh
Khung cảnh vắng hoe, ảm đạm tại tầng 2, Chợ Trung tâm Móng Cái. Ảnh: Nguyễn Quý.
Chị Ngô Thị D. – chủ một kiot đồ gia dụng tại chợ Móng Cái 2 – cho biết, từ nhiều tháng nay việc buôn bán trở nên rất khó khăn. Thời gian gần đây nhiều chủ kiot người Trung Quốc không dám xách hàng sang bán nữa, vì lực lượng chức năng Quảng Ninh kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhái, trốn thuế...
Không khí ảm đạm hơn cả là chợ điện tử lớn nhất TP.Móng Cái – Trung tâm thương mại Vinh Cơ. Theo ghi nhận trong ngày 26/8, số lượng kiot còn bán hàng tại đây ít hơn các kiot đóng cửa. Lý do, theo một số hộ kinh doanh cho biết, thời gian gần đây các lực lượng chức năng TP.Móng Cái kiểm soát rất chặt chẽ, tịch thu nhiều hàng hóa liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, sở hữu trí tuệ.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Hoan – Trưởng Ban quản lý chợ Móng Cái – lý giải: “Từ năm 2018, chính sách cư dân biên giới được thắt chặt khiến cho việc xách hàng từ bên Trung Quốc về Móng Cái gặp khó khăn hơn. Cùng với đó năm nay Ban chỉ đạo 389 từ Trung ương đến Thành phố chỉ đạo rất quyết liệt về kiểm tra, phát hiện, xử lý hàng nhái hàng giả ở các trung tâm thương mại và các chợ truyền thống. Cộng với những ngày gần đây khi chuẩn bị vào năm học mới nên lượng khách du lịch ra Móng Cái giảm hẳn. Tháng Bảy (Âm lịch) cũng là tháng mà người Trung Quốc ở xa Đông Hưng về quê cúng Rằm, nên cũng diễn ra tình trạng nhiều kiot của người Trung Quốc đóng cửa”.
Theo: Nguyễn Quý
Dân Việt
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh
Agribank Thanh Hoá đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh như: chương trình cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất chỉ từ 4,5%/năm.

Quốc hội họp về phát triển kinh tế tư nhân, quyết toán ngân sách nhà nước
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay (16/5), Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều qua .

Nhu cầu vay vốn phục hồi, tăng trưởng tín dụng sớm bứt phá
Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm. Đặc biệt, nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phục hồi rõ rệt.

Vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thạch Thành
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ bà con nông dân trong huyện phát triển kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

144.600 tỷ đồng cho vay lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn phát triển thương mại dịch vụ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện.

Đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Chính phủ đề xuất cắt giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với loại hình nhà ở xã hội. Điều này được doanh nghiệp và cả người dân mong đợi, nhất là bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Hậu Lộc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2025, huyện Hậu Lộc có 37 doanh nghiệp thành lập mới. Việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thành phố Thanh Hóa thành lập mới 401 doanh nghiệp
4 tháng đầu năm 2025, Thành phố Thanh Hóa đã thành lập mới 401 doanh nghiệp, đạt 25,87% kế hoạch năm, bằng 127,3% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 30 tháng 4, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 10.237 doanh nghiệp, chiếm khoảng 45% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.