Chợ truyền thống bắt nhịp chuyển đổi số
Hiện nay, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng số hóa trong các giao dịch thanh toán và bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và mang lại nhiều tiện ích cho cả người bán và người mua.
Đối với bà Lê Thị Hòa, một tiểu thương kinh doanh tại chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành việc làm thường nhật. 50% lượng khách đến với quầy hàng của bà đã sử dụng phương thức thanh toán bằng quét mã QR. Hình thức thanh toán này rất tiện lợi và đang được nhiều khách hàng lựa chọn trong giao dịch. Bà Lê Thị Hòa, tiểu thương chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Từ ngày chuyển khoản, chúng tôi thuận lợi hơn rất nhiều, tiền nhỏ nhất không sợ lầm lẫn, thứ 2 tiền vào tiền ra an toàn, thứ 3 thuận lợi cho khách hàng".
Còn tại chợ thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, gần 80% quầy hàng kinh doanh đã có mã QR để thanh toán. Thậm chí một quầy còn có 2 - 3 mã của các ngân hàng khác nhau. Điều này mang lại nhiều tiện ích như giảm rủi ro tiền giả, tiền rách, dễ dàng quản lý tiền bạc, thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đối với cả người bán và người mua. Chị Trần Thị Thanh, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn cho biết: "Mua bán bằng tiền mặt giờ ít dùng, đi chợ chúng tôi thường dùng quét mã QR dù mua ít tiền hay nhiều tiền, chỉ cần mang điện thoại đi là chúng tôi dùng được".
Việc áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ truyền thống không chỉ thuận tiện cho người mua hàng, mà còn hỗ trợ các tiểu thương thuận tiện trong việc thanh toán các khoản chi phí như tiền thuê mặt bằng, thuế, phí vệ sinh, bảo vệ… cho Ban Quản lý chợ.
Để mô hình triển khai có hiệu quả, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các địa phương đang tập trung tuyên truyền cho Nhân dân về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt; phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng để hướng dẫn, vận động người dân cài đặt, sử dụng nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt và các nền tảng, dịch vụ khác trên điện thoại thông minh…Ông Lê Ngọc Thắng, Trưởng ban Quản lí chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Ban Quản lý chợ đã kết hợp với các ban ngành, để tuyên truyền, vận động hướng dẫn thực hiện mô hình chợ 4.0, hiện nay các hộ tiểu thương đã cơ bản thực hiện…". Ông Đặng Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, phường đang tập trung chỉ đạo bộ phận văn hóa phối hợp với Ban Quản lý chợ, ngân hàng tăng cường tuyên truyền cho bà con Nhân dân, các hộ tiểu thương trong chợ để tin tưởng vào thanh toán không dùng tiền mặt".
Việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh đã tạo điều kiện để tiểu thương và người tiêu dùng tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là cách để tiểu thương thu hút, giữ khách hàng trong bối cảnh chợ truyền thống đang phải cạnh tranh khốc liệt với các hình thức kinh doanh khác.
Hướng dẫn xử lý hơn 4.000 sự cố tấn công mạng
Hơn 4.000 là số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố đã được Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 8 tháng năm 2024.
Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Lập kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chuyên môn thực hiện một số nội dung về tăng cường công tác ngầm hóa cáp viễn thông tại địa phương.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tăng cường ứng dụng vào sản xuất, phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP của Thanh Hóa.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Việt Nam nhận tài trợ hơn 1.000 phần mềm thiết kế vi mạch bán dẫn
18 trường đại học ở Việt Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được nhận tài trợ hơn 1.000 bộ bản quyền phần mềm thiết kế bo mạch từ các tập đoàn công nghệ của nước ngoài. Sự kiện này đã góp phần hiện thực hóa Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.
Huy động nguồn lực đầu tư cho Khoa học và Công nghệ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là huy động nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi
Thời gian qua, ngành chăn nuôi Thanh Hóa đã có bước phát triển đáng kể với tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người chăn nuôi chú trọng xử lý chất thải, hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh học và các giải pháp sinh học trong chăn nuôi.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 841 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Với diện tích sản xuất quy mô lớn, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành và sản xuất. Từ đó, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.