Đường dây nóng: 0237 3721150

Chống chuyển giá không phân biệt doanh nghiệp nội, ngoại?

Theo đại diện Tổng cục Thuế, Nghị định 132 quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết vừa được Chính phủ ban hành sẽ góp phần chống thất thu ngân sách qua hoạt động chuyển giá.

10/11/2020 15:09

Giữ nguyên tỷ lệ khống chế lãi vay ở mức 30%

Ngày 5/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (thay thế Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017). Nghị định 132 kế thừa những nội dung đã được quy định tại Nghị định số 20, sửa đổi và bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc sửa đổi một số điều để đảm bảo rõ ràng, minh bạch. Nghị định này cũng kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, quy định về khống chế chi phí lãi vay lần đầu được áp dụng tại Việt Nam nên không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai mà nguyên nhân chính do doanh nghiệp (DN) Việt Nam có vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp. Vì vậy, ngày 24/6/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, đã nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%; cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay và mở rộng đối tượng được miễn áp dụng quy định khống chế.

Nghị định 132 về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết sẽ góp phần chống thất thu ngân sách qua hoạt động chuyển giá (Ảnh minh họa: KT)
Nghị định 132 về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết sẽ góp phần chống thất thu ngân sách qua hoạt động chuyển giá (Ảnh minh họa: KT)

“Quy định về khống chế lãi vay được trừ theo Nghị định 68 đã cơ bản khắc phục những nhược điểm của Nghị định 20. Quy định hồi tố năm 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30% đồng thời cho bù trừ với lãi tiền gửi, tiền cho vay dự kiến số thuế phải hoàn hoặc khấu trừ khoảng 4.785 tỷ đồng”, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, ngoài kế thừa Nghị định 68, Nghị định 132 còn mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đó, ngoài các đối tượng là tổ chức tín dụng và tổ chức kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 132 còn mở rộng thêm đối tượng loại trừ bao gồm: các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);

Nghị định 132 cũng bổ sung quy định về nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhằm đảm bảo thuận lợi cho người nộp thuế và cam kết của Việt Nam khi tham gia diễn đàn BEPS của OECD, phù hợp điều kiện bối cảnh của Việt Nam…

Không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế về thuế

Thống kê của cơ quan thuế cho thấy, hiện cả nước có khoảng 16.500 doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Trong đó, số DN có giao dịch liên kết là khoảng 8.000.

“Ngành Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, số thuế truy thu của các năm 2017 – 2019 xoay quanh con số 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng giảm lỗ rất lớn, riêng năm 2019 đã giảm lỗ đến 9.000 tỷ đồng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2020, cơ quan Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 263 doanh nghiêp; truy thu, truy hoàn và phạt 525 tỷ đồng. Trong đó, có 177 doanh nghiệp FDI, số thuế truy thu các DN này khoảng 442 tỷ đồng”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thông tin.

Trả lời câu hỏi của PV về việc Nghị định 20 mục đích là chống chuyển giá, tức là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, áp dụng cho các giao dịch liên kết, nhưng nhiều công ty mẹ - con ở Việt Nam không phải là đối tượng của chống chuyển giá, vì nhiều công ty mẹ-con có mức thuế suất bằng nhau, không có động cơ chuyển giá. Song vẫn bị ảnh hưởng bởi khoản 3 điều 8 của NĐ 20 ( cũ), và nay là Nghị định 68 và Nghị định 132. Chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN vô tình cũng bị đánh 2 lần trên cả công ty mẹ và con, dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế. Lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định, các quy định về quản lý thuế từ Nghị định 20, Nghị định 68 đến Nghị định 132 đều không phân biệt DN liên kết với nước ngoài hay trong nước. Đây là xu hướng chung của quốc tế.

"Chúng ta không có phân biệt DN liên kết với nước ngoài hay trong nước, phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch", ông Minh nhấn mạnh.

Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết, hiện nay, DN trong nước cũng đầu tư ra nước ngoài rất nhiều. Hay thực tế bản thân các DN trong nước cũng có sự chuyển giá lẫn nhau, vì đặc thù chính sách ưu đãi thuế theo địa bàn, lĩnh vực trong khi một tập đoàn trong nước hiện nay cũng đa nghề, đa lĩnh vực. Do đó, khi có sự chênh lệch thuế giữa các lĩnh vực có quan hệ liên kết sẽ phát sinh chuyển lợi nhuận từ DN, pháp nhân hay địa bàn có thuế suất cao sang thuế suất thấp.

"Kể cả trong trường hợp không có chênh lệch lãi suất nhưng DN vẫn có thể có hoạt động chuyển giá do các hoạt động, lĩnh vực có thể thời điểm này DN thì lỗ, DN kia thì lãi nhiều. Nên họ vẫn có thể thông qua hoạt động chuyển giá, giao dịch giữa các bên liên kết để chuyển lợi nhuận từ DN có lãi sang DN lỗ. Thực tế, trong nước cũng có hoạt động chuyển giá, vì vậy Nghị định này sẽ điều chỉnh tất cả nội dung đó", ông Đặng Ngọc Minh chia sẻ thêm.

Theo Cẩm Tú/VOV.VN

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD

08:38 , 07/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%

08:10 , 07/07/2025

Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa

19:47 , 06/07/2025

Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

09:17 , 06/07/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển

09:09 , 06/07/2025

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

09:06 , 06/07/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản

09:03 , 06/07/2025

Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả

08:58 , 06/07/2025

Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn

08:54 , 06/07/2025

Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng

08:48 , 06/07/2025

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.