Chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho trâu, bò trong mùa đông
(TTV) - Để chủ động nguồn thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông, ngay từ đầu năm 2020, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động trồng cỏ, chuẩn bị dự trữ đầy đủ thức ăn thô xanh cho đàn vật nuôi.
Gia đình chị Vũ Thị Thu, ở thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước nuôi 4 con trâu. Từ đầu năm 2020, gia đình chị đã dành 2 sào đất vườn đồi để trồng cỏ voi, làm nguồn thức ăn dự trữ cho đàn trâu của mình. Chị cũng đã đầu tư mua máy thái cỏ, vừa giảm thời gian lao động, lại dễ dàng khi chế biến thức ăn cho đàn trâu. Do chủ động trồng cỏ nên trong mùa đông này, chị Thu hoàn toàn yên tâm về nguồn thức ăn dự trữ cho đàn vật nuôi của gia đình.
Huyện Bá Thước có tổng đàn trâu, bò gần 37 nghìn con. Vào mùa đông, do thời tiết rét đậm, rét hại, mưa phùn, nên trâu, bò không chăn thả mà nuôi nhốt tại chuồng, dẫn đến nguồn thức ăn thường khan hiếm. Để chủ động nguồn thức ăn thô, xanh cho trâu, bò trong mùa đông, ngay từ đầu năm 2020, huyện Bá Thước đã chỉ đạo các xã, thị trấn vận động, hướng dẫn các hộ chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, đất vườn đồi sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn cho gia súc như ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi. Đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 300 ha cây thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, cán bộ nông nghiệp cũng đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi tận dụng thêm các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có như lá mía, lá ngô, thân cây chuối, rơm khô … để chế biến thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông.
Cùng với việc chủ động nguồn thức ăn dự trữ cho trâu bò trong mùa đông, huyện Bá Thước đang tập trung chỉ đạo phòng nông nghiệp, đội ngũ cán bộ khuyến nông, chăn nuôi thú y hướng dẫn các hộ gia cố chuồng trại, thực hiện các biện pháp chống rét cho trâu, bò, đồng thời tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chuồng nuôi để ngăn ngừa dịch bệnh, nhất là bệnh cước chân, tụ huyết trùng, lở mồm long móng thường xuất hiện trên trâu, bò trong mùa đông./.
Theo Bản tin Thanh Hóa ngày mới 5/12
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện công tác huy động vốn, chủ động tạo nguồn cho vay phát triển sản xuất, nhất là cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nghề truyền thống, cho vay phát triển kinh tế lâm nghiệp.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.