Chủ động phòng bệnh cúm mùa trong trường học
Trước diễn biến phức tạp của bệnh cúm mùa trong những ngày gần đây, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đang tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, bảo vệ an toàn cho trẻ.
Trường Mầm non Trường Thi A, thành phố Thanh Hoá hiện có gần 170 trẻ theo học bán trú. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, nhà trường đã yêu cầu giáo viên tăng cường hướng dẫn trẻ các kĩ năng vệ sinh cá nhân, chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ mỗi ngày, kịp thời phát hiện những trường hợp trẻ mắc bệnh để có biện pháp cách li, tránh lây lan thành dịch.
Chị Trần Thị Thu Hà, Trường Mầm non Trường Thi A, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Thời tiết chuyển mùa nên một số trẻ có mắc cúm, những trường hợp này nhà trường luôn khuyến cáo phụ huynh để trẻ ở nhà để điều trị, do đó thời gian này sĩ số của nhà trường cũng giảm".

Hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có khoảng 60 trường mầm non công lập và tư thục, với gần 40.000 trẻ mầm non, đa số học bán trú. Với mật độ tập trung đông, sinh hoạt tập thể, đây là môi trường rất dễ lây lan, bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh cúm mùa. Thêm vào đó, trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém, là một trong những nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm cúm. Do vậy, ngay từ khi dịch cúm trên địa bàn có diễn biến phức tạp, phòng Giáo dục thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các nhà trường triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng dịch, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Chị Trần Thị Thuỷ, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Đông Hải 1, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Nhà trường đã xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ, trong đó có thứ 2 và 5 sẽ cho trẻ ăn theo chế độ của Nhật bao gồm tăng cường các loại rau xanh và một số loại vitamin nhóm A, B, C để tăng sức đề kháng cho trẻ". Chị Nguyễn Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường mầm non Newton TH, thành phố Thanh Hoá cũng cho biết thêm: "Bên cạnh việc chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, nhà trường cũng thường xuyên trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh học sinh để cùng nhau phối hợp chống dịch".

Cúm mùa là loại dịch bệnh khá phổ biến, chính vì vậy mà nhiều người dân còn chủ quan khi mắc. Trong khi đó, các bác sỹ khuyến cáo: có không ít trường hợp mắc cúm mùa bị trở nặng, thậm chí có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Việc các trường mầm non chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sẽ giúp giảm thấp nguy cơ phát sinh dịch cúm trong trường học, bảo vệ an toàn cho trẻ.

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.

Bộ Y tế kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch sởi
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, Bộ Y tế đã kêu gọi toàn dân chủ động phòng chống dịch Sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.