Chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận 16 ca mắc sốt xuất huyết, rải rác ở 12 trong tổng số 26 huyện, thị, thành phố, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên hiện nay, mùa hè bắt đầu với thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, nên dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ có xu hướng gia tăng. Do đó, công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết ngay từ đầu mùa dịch là rất quan trọng.
Thời gian gần đây, khi thấy trong môi trường sống xuất hiện nhiều muỗi, gia đình ông Nguyễn Đình Hiệp ở thành phố Thanh Hoá phun thuốc diệt trừ muỗi tại nhà, loại bỏ các nguồn có thể làm phát sinh loăng quăng, bọ gậy, đồng thời chủ động tới trung tâm tiêm chủng để tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, bảo vệ sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

Ông Hiệp cho biết: "Gia đình tôi gồm 2 vợ chồng cùng các cháu đi tiêm phòng dịch cúm và bệnh sốt xuất huyết. Trong giai đoạn mùa hè sắp đến, muỗi nhiều, gia đình chúng tôi lựa chọn tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh, tránh rủi ro bệnh tật".
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, thậm chí có thể gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tạo miễn dịch chủ động bằng vaccine là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm gánh nặng do bệnh tật gây ra. Ngoài ra, vaccine sốt xuất huyết còn có khả năng phòng tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết.

Bác sĩ Trịnh Như Lực, phụ trách Y khoa, Trung tâm tiêm chủng VNVC tỉnh Thanh Hoá khuyến cáo: "Vaccine giúp phòng đầy đủ các chủng virus gây bệnh sốt xuất huyết với hiệu quả hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện hơn 90%, tiêm cho người từ 4 tuổi trở lên, không phân biệt đã từng nhiễm sốt xuất huyết hay chưa. Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Phụ nữ nên tiêm vắc xin sốt xuất huyết trước 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai".
Theo các chuyên gia y tế, vaccine phòng sốt xuất huyết giúp tăng hiệu quả phòng bệnh, nhưng không ngăn được tất cả các trường hợp bệnh, tình trạng miễn dịch sau tiêm phòng có thể suy giảm theo thời gian. Do đó, bên cạnh biện pháp tạo miễn dịch chủ động thông qua tiêm vaccine, vẫn cần phải kiểm soát trung gian truyền bệnh bằng cách diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy.

Tại Thanh Hoá, ngành y tế cảnh báo, mặc dù các ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận đều là bệnh nhân ngoại lai từ các địa phương khác trở về, hiện trên địa bàn chưa ghi nhận ổ dịch cũng như trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, nhưng với điều kiện thời tiết như hiện nay thì nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan là rất lớn. Do đó, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết ngay từ thời điểm này. Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Văn Long, Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cũng khuyến cáo: "Các biện pháp dự phòng là hết sức quan trọng và cần thiết. Quan trọng nhất là sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp và Nhân dân tham gia vào các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng bọ gậy, thường xuyên thau rửa dụng cụ chứa nước sinh hoạt tại hộ gia đình, đậy nắp, lật úp".

Vì sức khỏe của bản thân, gia đình vả cộng đồng, mỗi người dân hãy cùng chung tay thực hiện hiệu quả công tác phòng chống sốt xuất huyết, với phương châm "Không có loăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết!"

Cảnh báo tình trạng trẻ em bị chó cắn
Chỉ trong một tháng qua, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 5 trẻ em bị chó tấn công gây chấn thương nghiêm trọng. Điều đáng nói là phần lớn các em bị chó nhà nuôi cắn.

Người tham gia BHYT có thể thay đổi nơi khám trong 15 ngày đầu mỗi quý
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết sẽ thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ Bảo hiểm y tế. Trường thông tin trên thẻ Bảo hiểm y tế bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ Bảo hiểm y tế điện tử.

Gánh nặng viêm gan virus
Với tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B và C thuộc hàng cao nhất thế giới, cùng với sự gia tăng các bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu, xơ gan và ung thư gan, Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong việc kiểm soát và điều trị những bệnh lý này.

Ung thư vú có thể chữa khỏi đến 90% nếu được phát hiện sớm
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nữ giới. Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 22.000 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25,8% tổng số ca ung thư ở nữ giới. Hiện nay ung thư vú đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đáng mừng là trong những năm gần đây, tỷ lệ phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm đã đạt trên 70%.

Bệnh viện tuyến huyện tập trung thực hiện bệnh án điện tử
Để thực hiện bệnh án điện tử, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn Thanh Hoá đều đang gặp khó khăn, vướng mắc về kinh phí vận hành, đồng bộ trang, thiết bị và liên thông dữ liệu. Tuy nhiên, với quan điểm khó ở khâu nào, gỡ vướng ở khâu đó, các bệnh viện tuyến huyện đang khẩn trương hoàn thành bệnh án điện tử trước ngày 30/9/2025.

Đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Năm nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) vào thứ Hai, sát ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đảm bảo thường trực 24/24 giờ, xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu; chăm sóc, điều trị bệnh nhân nội trú. Bên cạnh đó, nhiều bệnh viện vẫn duy trì hoạt động khám bệnh thông thường cho người dân.

Bộ Y tế yêu cầu hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025
Bộ Y tế vừa đưa ra kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trên toàn quốc và yêu cầu phải hoàn thành trong tháng 9/2025.

Ung thư gan: Căn bệnh gây tử vong nhiều nhất tại Việt Nam
Tỷ lệ ung thư gan ở Việt Nam liên tục tăng trong nhiều năm qua. Ung thư gan trở thành bệnh ung thư đứng đầu về số ca mắc mới và tử vong ở Việt Nam, với gần 27.000 ca mắc mới mỗi năm, chiếm 14,5% tổng số ca ung thư và hơn 25.000 ca tử vong, chiếm 21% số ca tử vong do ung thư.

Bệnh Thalassemia - Những điều cần biết
Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là bệnh di truyền, không chỉ gây ra nỗi đau dai dẳng cho bệnh nhân, tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh, mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng dân số, suy giảm sự phát triển giống nòi. Căn bệnh này tuy khó chữa, song có thể phòng tránh được khi người dân hiểu biết đầy đủ về bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam giảm nhiều lần
Trong những năm qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều Kế hoạch hành động, đề án về phòng bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phụ nữ, bà mẹ, trẻ em và tổ chức triển khai hiệu quả với những kết quả ấn tượng trong mục tiêu giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.