Chủ động phòng trừ diệt chuột, bảo vệ sản xuất cho lúa xuân
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay trên các trà lúa chiêm xuân đang xuất hiện chuột gây hại với diện tích gần 40 ha và đang có xu hướng tăng. Vì vậy, các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp diệt chuột đồng bộ, để bảo vệ sản xuất.
Tại xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, trong vụ chiêm xuân này, Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa đã phối hợp với Công ty CP đầu tư thương mại và nông nghiệp ADI chuyển giao kỹ thuật diệt chuột bằng thuốc sinh học Gimlet 0.2 GB cho bà con nông dân.
Nếu như các vụ trước, bà con nông dân tự thực hiện các biện pháp phòng trừ như đánh bẫy, bả không theo đợt, không đồng bộ, hiệu quả thấp, thì trong vụ xuân này, sau khi được tham gia tập huấn, hướng dẫn diệt chuột tại đầu bờ, bà con đã tổ chức diệt chuột tập trung, đồng bộ nên mang lại hiệu quả cao.
Ông Lê Văn Long, thôn Xuân Tiến, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương cho biết: "Đánh nhỏ lẻ thì thực tế là các nhà cũng không thể đánh 1 loại thuốc, có nhà chú bột nhà chú lúa rồi thậm chí là ngâm thì tôi cũng không biết là ủ loại thuốc gì cả, rồi đánh bãy nhà đánh trước nhà đánh sau cũng không có thấy hiệu quả cao, lúa vẫn bị cắn. Sau này đánh bãy đồng loạt thì hiệu quả rất cao, cực kỳ mạnh sau 3 đến 4 ngày".
Theo Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, điều kiện sinh sản và môi trường sống phù hợp, nguồn thức ăn liên tục có sẵn trên đồng ruộng cũng như trong khu dân cư làm cho loài chuột tăng nhanh về mật độ, mức độ gây hại cho sản xuất ngày càng lớn. Trung bình mỗi vụ, Thanh Hóa có hàng nghìn ha cây trồng bị chuột gây hại.
Với đặc điểm là đối tượng sinh sản, tái đàn nhanh, 1 cặp chuột sau một năm có thể sinh sản tới hơn 2000 con, nên mức độ gây hại là rất lớn và nếu diệt chuột theo cách đơn lẻ, hiệu quả sẽ không cao. Do vậy, việc chủ động diệt chuột đồng loạt trên địa bàn, trong cùng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả cao. Mỗi địa phương phát động từ 1-2 đợt diệt chuột tập trung, với các biện pháp thủ công, các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.
Ông Lê Ngọc Thành, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Quảng Long, huyện Quảng Xương cho rằng: "Sản xuất tập trung là mô hình tuyệt vời mà phải bắt buộc bảo đảm cho vấn đề môi trường, vấn đề chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn và bảo đảm chi phí rất lớn cho bà con trong sản xuất nông nghiệp thì mô hình diệt chuột tập trung này rất có hiệu quả. Hợp tác xã chúng tôi cũng tiến hành nhân rộng mô hình cho toàn bộ diện tích sản xuất trong nông nghiệp". Ông Nguyễn Ngọc Hoàn, Giám đốc Chi nhánh Thanh Hóa, Công ty CP đầu tư thương mại và nông nghiệp ADI cũng cho biết: "Công ty cũng đang từng bước phối kết hợp cùng với Chi cục Bảo vệ thực vật để mở rộng các diện tích, mô hình và đặc biệt là quản lý diện rộng và quản lý tập trung để làm sao cho hiệu quả diệt chuột cao nhất, giúp giảm chi phí cho bà con nông dân, và theo hướng chỉ đạo của Chi cục Bảo vệ thực vật là từng bước đưa những cái sản phẩm sinh học có chất lượng để nâng cao hiệu quả không những đối với việc diệt chuột mà còn không gây ảnh hưởng đến môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như sức khỏe cộng đồng".
Tính đến ngày 22/3, diện tích lúa xuân bị chuột gây hại khoảng 40 ha, tỷ lệ hại phổ biến 3 -10% tập trung ở các huyện như: Ngọc Lặc, Thạch Thành, Yên Định, Nông Cống, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Quảng Xương... Diện tích bị chuột gây hại đến thời điểm này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, diện tích phải phòng trừ trên 125 ha. Cùng với chủ động thực hiện các biện pháp diệt chuột đồng bộ, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các địa phương tăng cường quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, bẫy, bã diệt chuột an toàn cho môi trường, đạt hiệu quả cao.
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.