Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, trong vụ mùa này, toàn tỉnh gieo cấy trên 112.000 ha lúa. Đến nay, diện tích lúa đã trỗ đạt khoảng 15%.
Diện tích lúa trỗ tập trung tại một số huyện, như: Nông Cống, Yên Định, Triệu Sơn, Thiệu Hóa... Tuy nhiên, hiện nay, tại một số chân ruộng đang xảy ra tình trạng chuột gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên một số chân ruộng ven làng, ven đồi, gò bãi và ruộng gần các khu dân cư, phân bố tại Bá Thước, Thường Xuân, Ngọc Lặc... với diện tích trên 100 ha. Ngoài ra, bệnh khô vằn gây hại nhẹ đến trung bình tại một số ruộng lúa lai cấy dày, bón phân không cân đối, phân bố tại các huyện như Thường Xuân, Yên Định, Thọ Xuân... diện tích nhiễm trên 480 ha.
Để đảm bảo năng suất lúa cũng như các cây trồng cuối vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị ngành nông nghiệp các địa phương và bà con nông dân thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, kiểm tra các đối tượng dịch hại để phát hiện sớm, kịp thời xử lý khi sâu bệnh còn ở diện hẹp.

Thanh Hóa phát triển được 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn.

Phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi
Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, mùa hè năm 2025 tại khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có Thanh Hóa có khả năng xảy ra nhiều đợt năng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi.

Nâng cao trình độ ngoại ngữ, chìa khóa hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ đã trở thành chiếc cầu nối quan trọng, giúp mỗi cá nhân tiếp cận tri thức, nắm bắt cơ hội để hội nhập quốc tế.

Tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng
Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong tháng 5/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 661,093 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2024.

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh
Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả lợn châu Phi tới đàn lợn khiến giá thịt lợn tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh
Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa thông quan tại các cảng biển đạt trên 370 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Thông tin này được công bố trong thời điểm mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên đang cận kề, mở ra kỳ vọng lớn cho mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2025.

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
Dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo của Việt Nam đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025. Đồng thời, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái
Sáng 23/5, tại huyện Nga Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.