Đường dây nóng: 0237 3721150

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam

Cách đây tròn một thế kỷ, ngày 21/6/1925, trên đất Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc - người thanh niên yêu nước mang khát vọng giải phóng dân tộc, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã sáng lập tờ Thanh Niên, chính thức khai sinh nền Báo chí cách mạng Việt Nam. Từ dấu mốc lịch sử ấy, một dòng báo chí mới đầy khí phách và lý tưởng ra đời, mang sứ mệnh lớn lao: trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén của cách mạng, gắn bó mật thiết với sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, vì độc lập, tự do và hạnh phúc của Nhân dân.

19/06/2025 10:19
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam- Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Ảnh: TTXVN

Người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam

Con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ đầu thế kỷ XX không chỉ là hành trình tìm đường cứu nước, mà còn là hành trình khám phá, xây dựng một phương tiện đặc biệt phục vụ cách mạng: Báo chí. Trong hoàn cảnh đất nước chìm trong bóng tối của ách đô hộ thực dân, Người sớm nhận ra: để thức tỉnh tinh thần dân tộc, không có phương tiện nào hữu hiệu hơn ngôn luận. Báo chí không chỉ truyền tải thông tin, mà còn góp phần tổ chức lực lượng, định hướng dư luận và khơi dậy tinh thần yêu nước. Người nói: “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương.”[1]

Ngày 21/6/1925, tờ Thanh Niên ra đời tại Quảng Châu, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, biên tập và phát hành. Đây không đơn thuần là một tờ báo - đó là vũ khí tư tưởng đầu tiên của cách mạng Việt Nam, là cánh tay nối dài của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, khơi nguồn cho phong trào cách mạng mới. Tờ báo được viết tay, in thô sơ, nhưng nội dung sắc sảo, thiết thực, trực tiếp góp phần đào tạo những lớp người yêu nước đầu tiên đi theo con đường cách mạng vô sản.

Không dừng lại ở Thanh Niên, trong những năm tháng hoạt động ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan..., Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập và phụ trách nhiều tờ báo như: Le Paria (Người cùng khổ), Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng, Cứu quốc,... Mỗi tờ báo mang một nhiệm vụ chính trị cụ thể, nhưng đều có điểm chung là nhằm phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng phong trào cách mạng.

Việc liên tục sáng lập và duy trì hoạt động báo chí trong những điều kiện cực kỳ gian khổ cho thấy tầm nhìn chiến lược, tư duy tổ chức và sự kiên định đặc biệt của Người. Nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hưng đánh giá: “Hồ Chí Minh là người khơi nguồn một dòng báo, một sự nghiệp”[2] - không chỉ đúng về vai trò lịch sử, mà còn thể hiện chiều sâu của một tư duy truyền thông cách mạng toàn diện.

Từ bước đầu đầy gian khó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên nền Báo chí cách mạng Việt Nam - một nền báo chí luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc, của Đảng, và của Nhân dân.

Người kiến tạo nguyên lý và phong cách báo chí cách mạng

Nếu việc sáng lập các tờ báo là phần “khai sơn phá thạch”, thì việc tạo lập một hệ thống tư tưởng, phương pháp làm báo và phong cách báo chí là bước kiến tạo mang tính nền tảng và bền vững. Hồ Chí Minh không chỉ là nhà báo - chiến sĩ, mà còn là người thiết lập những nguyên lý đầu tiên của báo chí cách mạng: phải phụng sự lý tưởng, phục vụ Nhân dân, phản ánh trung thực và cổ vũ cái đúng, cái tốt.

Chỉ riêng khối lượng tác phẩm báo chí đã cho thấy tầm vóc nhà báo cách mạng của Người: khoảng 2.000 bài viết, bằng nhiều thứ tiếng, với gần 100 bút danh khác nhau, từ Nguyễn Ái Quốc, C.B, T.Lan, đến Đ.K, X.Y.Z... Các tác phẩm bao gồm nhiều thể loại: xã luận, chính luận, bình luận, phóng sự, bút ký, truyện ngắn, châm biếm, thơ... Sự linh hoạt trong hình thức thể hiện cùng tư duy sắc bén về nội dung là biểu hiện rõ ràng của tài năng và phong cách báo chí Hồ Chí Minh.

Phong cách ấy thể hiện rõ trong từng câu chữ: ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng giàu hình ảnh, cảm xúc và tính thuyết phục. Người không viết cầu kỳ, hàn lâm, mà hướng đến công chúng rộng rãi, nhất là quần chúng lao động. Người từng nói: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết thế nào cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm?” - một nguyên lý giản dị nhưng đầy sức sống, trở thành kim chỉ nam cho mọi thế hệ nhà báo sau này.

Đặc biệt, Người coi trọng việc gắn viết báo với thực tiễn, bài báo không chỉ là thông tin mà còn là hành động, là lời hiệu triệu, là ngọn cờ kêu gọi quần chúng đứng dậy đấu tranh. Chính vì vậy, các bài báo của Hồ Chí Minh không chỉ được đọc mà còn được “hành động hóa”, trở thành một phần trong đời sống cách mạng.

Tư duy làm báo của Người cũng rất khoa học: Người luôn chú ý cách chọn tiêu đề, cách trình bày, cách lập luận chặt chẽ, cách đưa thông tin có trọng tâm, trọng điểm. Với Người, báo chí không thể hời hợt, cảm tính; phải sâu sắc, đúng đắn và có tính định hướng rõ ràng.

Tư tưởng báo chí Hồ Chí Minh không chỉ để lại giá trị cho Việt Nam, mà còn là di sản quý giá trong lịch sử báo chí thế giới. Đó là báo chí vì con người, báo chí phụng sự công lý và lẽ phải, một nền báo chí nhân văn, trung thực và chiến đấu.

Người đặt nền tảng đạo đức và sứ mệnh cho người làm báo cách mạng

Bên cạnh việc sáng lập, chỉ đạo và viết báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ người làm báo. Theo Người, nhà báo cách mạng trước hết phải là người có lý tưởng, có lòng yêu nước, có đạo đức nghề nghiệp và luôn gắn bó với Nhân dân. Người cho rằng: “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh...”[3] Câu nói ấy đến nay vẫn mang tính thời sự sâu sắc, nhất là trong bối cảnh truyền thông hiện đại đang chịu tác động mạnh mẽ từ công nghệ, mạng xã hội và mặt trái của tự do ngôn luận.

Người yêu cầu người làm báo không được nói sai sự thật, không tô hồng, không bịa đặt, không mị dân. Báo chí phải là tiếng nói trung thực của Nhân dân, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Người từng căn dặn, nói thì phải làm, viết thì phải đúng. Đó không chỉ là yêu cầu nghề nghiệp, mà còn là yêu cầu đạo đức. Trong tư tưởng báo chí của Người, báo chí cách mạng phải lấy sự thật làm nền tảng, bởi “sự thật là sức mạnh”, là lý do tồn tại của báo chí. Hồ Chí Minh yêu cầu thông tin phải chính xác, cụ thể, có kiểm chứng: “Viết phải thiết thực, nói có sách, mách có chứng... chưa rõ thì chớ viết”[4]. Người từng nhiều lần sửa tiêu đề, chỉnh câu chữ trên các bài báo để đảm bảo tính chân thật và chính xác tuyệt đối. Theo Người, nếu báo chí không tôn trọng sự thật thì không thể giáo dục, không thể dẫn dắt quần chúng.

Không chỉ trung thực, nhà báo cách mạng còn phải dũng cảm đấu tranh với cái sai, không né tránh, không tô hồng, không tự tô điểm thành tích. Người phê bình thói “nói một chiều”, “phóng đại thành tích”, đồng thời nhấn mạnh vai trò của tự phê bình và phê bình trong báo chí. Phê bình, theo Người, là để xây dựng, “trị bệnh cứu người”, không phải để hạ bệ, bôi nhọ.

Và trên hết, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu báo chí phải trung thành với lý tưởng của Đảng, phục vụ Nhân dân, nói tiếng nói của quần chúng, vì lợi ích chung chứ không vì mục tiêu vụ lợi. Làm báo, với Người, là làm chính trị, nhưng là chính trị đặt trên nền đạo đức, đạo đức “lấy dân làm gốc”. Những chuẩn mực ấy, đến nay vẫn là kim chỉ nam cho người làm báo cách mạng Việt Nam.

Kết luận

Tròn 100 năm kể từ khi tờ Thanh Niên ra đời, Báo chí cách mạng Việt Nam đã trải qua một hành trình vẻ vang, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong chặng đường ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh, đặt nền móng, định hình tư tưởng, phương pháp và đạo đức cho một nền báo chí cách mạng đặc sắc, bền vững.

Kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là dịp để mỗi người làm báo hôm nay tưởng nhớ và tri ân Người - nhà báo vĩ đại của dân tộc. Đồng thời, đó cũng là dịp để soi lại mình, củng cố lý tưởng, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp phụng sự đất nước, phục vụ Nhân dân, đúng như con đường Người đã khai mở từ trăm năm trước.

[1] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (1945-1947), NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr 167-169.

[2] Đỗ Quang Hưng (2001), Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, NXB Lao động, Hà Nội, tr.83.

[3] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10 (1965-1969), NXB Sự thật, Hà Nội, 1989, tr97.

[4] Tạ Ngọc Tấn, Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí, Hà Nội, 1995, tr152.

PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang

Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

https://baothanhhoa.vn/chu-tich-ho-chi-minh-nbsp-nguoi-dat-nen-mong-cho-nen-bao-chi-cach-mang-viet-nam-252375.htm

Nguồn: https://baothanhhoa.vn/chu-tich-ho-chi-minh-nbsp-nguoi-dat-nen-mong-cho-nen-bao-chi-cach-mang-viet-n

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Giao An

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Giao An

14:13 , 12/07/2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Giao An vừa tổ chức Hội nghị lần thứ nhất.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở tại xã Quảng Bình

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở tại xã Quảng Bình

09:08 , 12/07/2025

Chiều ngày 11/7, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có buổi làm việc tại xã Quảng Bình nhằm tìm hiểu, đánh giá kết quả hoạt động y tế cơ sở sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phú Xuân lần thứ hai, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phú Xuân lần thứ hai, nhiệm kỳ 2025 - 2030

09:03 , 12/07/2025

Chiều ngày 11/7, Đảng ủy xã Phú Xuân tổ chức Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm thảo luận, cho ý kiến và thông qua nhiều nội dung quan trọng liên quan đến công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Hồ chứa nước bản Mồng

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Hồ chứa nước bản Mồng

20:05 , 11/07/2025

Chiều 11/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa về đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án hồ chứa nước bản Mồng, tỉnh Nghệ An giai đoạn 1.

Đại hội Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá lần thứ IX

Đại hội Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá lần thứ IX

20:02 , 11/07/2025

Sáng 11/7, Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh, dự và chỉ đạo Đại hội.

Đại hội Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh uỷ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh uỷ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030

20:01 , 11/07/2025

Sáng 11/7, Chi bộ Ban Nội chính Tỉnh uỷ đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự đại hội có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Bí thư Đảng uỷ các cơ quan Đảng tỉnh; Nguyễn Ngọc Tiến, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

19:56 , 11/07/2025

Chiều 11/7, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá. Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Hội nghị Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hoá

Hội nghị Ban Thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hoá

11:04 , 11/07/2025

Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 4, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Đảng bộ xã Bát Mọt trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025

Đảng bộ xã Bát Mọt trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025

23:00 , 10/07/2025

Sáng ngày 10/7 Đảng bộ xã Bát Mọt tổ chức trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho 2 đảng viên thuộc Đảng bộ xã.

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Vĩnh Lộc nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Vĩnh Lộc nhiệm kỳ 2024 - 2029

23:00 , 10/07/2025

Sáng ngày 10/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vĩnh Lộc đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029 để công bố các Quyết định về tổ chức và thông qua dự thảo Quy chế làm việc, chương trình phối hợp thống nhất hành động 6 tháng cuối năm 2025.