Chủ tịch Kim Jong-un làm ô tô 21 triệu đồng: Dân Triều Tiên vẫn thờ ơ
Dưới thời chủ tịch Kim Jong-un, ngành ô tô Triều Tiên đã phát triển mạnh mẽ với giá siêu rẻ chỉ 21 triệu cho đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa dễ dàng sở hữu ô tô.
Người dân được thoải mái mua bán xe
Khác với những thông tin về một Triều Tiên khép kín cả ở trong lẫn ngoài, chị Vũ Nam Phương (thành viên Hội hữu nghị Việt Nam- Triều Tiên) cho biết đã rất ấn tượng khi lần đầu đến đất nước này vào năm 2013.
Đường phố tại thủ đô Bình Nhưỡng rộng và thoáng, nhưng cũng có lúc tắc đường. Xe cũ rất rẻ, chủ yếu các lại xe Volvo và xe Nhật Bản do Triều Kiều mang về từ nhiều năm trước. Từ thời điểm chị bắt đầu làm việc ở Triều Tiên, đã thấy người dân được thoải mái mua bán xe, miễn có tiền.
Một thời gian dài Triều Tiên phân biệt xe dân sự bằng biển số màu trắng, nhưng sau năm 2016 đã đổi sang biển màu xanh giống Trung Quốc. Biển đỏ là xe quân đội và biển vàng là xe nhà nước.
Hiện nay, bên cạnh xe nội địa Sungri, Pyeonghwa, Seongyang, Neanara, thị trường ô tô Triền Tiên còn có sự góp mặt của doanh nhân Trung Quốc, đi cùng là các hãng xe BYD hay FAW.
Ô tô không nằm trong danh mục cấm vận nên có thể nhập từ bất cứ nước nào, nhưng ngân hàng Triều Tiên bị cấm thanh toán quốc tế là rào cản lớn nhất cho việc nhập xe.

Một biển quảng cáo xe Pyeonghwa ở Triều Tiên. (ảnh Vũ Nam Phương)
Thuế nhập ô tô đang áp dụng là 20%. Triều Tiên không thiếu những chiếc Mercedes-Benz đời mới hay dòng Audi thể thao, vốn là những chiếc xe sang của Đức rất được ưa chuộng ở đất nước này. Đa số chúng được nhập qua đường Trung Quốc, nhiều chiếc xe Châu Âu có tem chữ tiếng Trung vì là phiên bản bán ở đại lục.
Triều Tiên không đánh thuế lên người tiêu dùng nên không có thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi mua xe mới, ngoài số tiền mua xe khá rẻ (giá riêng cho người Triều Tiên) chỉ từ 1 triệu KPW – won Triều Tiên (khoảng 21 triệu VND), các khoản còn lại để xe lăn bánh được chiếm khoảng 10 – 20% giá trị xe gồm tiền môi trường, xây dựng cầu đường, bảo hiểm, đăng ký biển số.

Một chiếc Audi A6L phiên bản bán tại Trung Quốc với tem đuôi chữ Hoa. (Ảnh: Vũ Nam Phương)
Chị Vũ Nam Phương không trực tiếp mua ô tô vì giá cho người nước ngoài không rẻ (từ 10.000 USD) nhưng đã cùng người bạn Triều Tiên đi mua xe cũ thì thấy thủ tục khá đơn giản, chỉ cần giấy viết tay rồi ra Ủy ban nhân dân phường chứng thực.
Luật Triều Tiên hiện đã cho tư nhân được kinh doanh ô tô nhưng ngoại trừ các showroom của hãng nội địa nằm rải rác ở các thành phố chính, còn có đại lý xe của người Trung Quốc. Một số hãng xe taxi ở Triều Tiên dùng xe mới của Trung Quốc là điều không hiếm thấy.
Xe rẻ nhưng...vắng khách
Trước đây hãng xe Pyeonghwa có bán cổ phần cho Sangyang (Hàn Quốc) để cùng sản xuất ô tô nhưng sau năm 2012 mọi thứ dừng lại do lệnh cấm vận. Vì thế sản lượng sản xuất ô tô của Triều Tiên dù các nhà máy được thiết kế với công suất hàng chục ngàn xe mỗi năm, nhưng thực tế số xuất xưởng chỉ vài trăm xe (theo một số báo cáo không chính thức).

Trụ sở hãng xe Pyeonghwa ở thành phố Nampo
Về lý thuyết, chỉ từ 1 triệu KPW tương đương với 120 USD (giá trị quy đổi riêng cho người dân, 1 USD = 8.300 KPW) là có thể mua một chiếc xe nội địa long lanh. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng mua.
Theo chị Vũ Nam Phương, với người dân không phải là công chức, quân nhân làm việc ở doanh nghiệp tư nhân có mức thu nhập trung bình 74 USD/tháng, với doanh nghiệp nước ngoài tối thiểu là 150 USD, đủ điều kiện mua xe. Nhưng các đối tượng này không được hưởng sự bao cấp của chính phủ nên chi phí sinh hoạt sẽ cao hơn. Ngoài ra, do cấm vận và khó khăn nguồn cung nhiên liệu, xăng dầu bị hạn chế.

Một chiếc Pyeonghwa đeo biển xanh dân sự theo quy định biển số mới của Triều Tiên áp dụng từ năm 2016. (Ảnh Vũ Nam Phương)
Mỗi một ô tô dân sự chỉ được mua 15kg nhiên liệu một tháng (bằng khoảng 21 lít), quản lý bằng phiếu cấp ở sở giao thông, và có để nhận qua đường bưu chính, mỗi lần nhận 12 tháng. Như vậy, kể cả có ô tô, việc đi lại cũng không dễ dàng do chính sách quản lý nhiên liệt ngặt nghèo.
Tại Triều Tiên, vấn đề xăng dầu chỉ dễ dàng tiếp cận nếu người mua là các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức nước ngoài, không bị giới hạn số lần mua.

Giá xe rẻ nhưng mua xăng dầu bị hạn chế nên người dân không mặn mà với ô tô
Trong khi đó, phương tiện công cộng khá sẵn và rẻ. Chị Phương cho biết thẻ đi xe công cộng trong một năm chỉ tương đương với 1 lít xăng. Vì thế người dân sẽ ít có nhu cầu mua ô tô.

Nội thất một chiếc Pyeonghwa
Mọi thứ sắp thay đổi. Triều Tiên đầu năm nay đã cho phép nước ngoài kinh doanh xăng dầu và một số doanh nghiệp Trung Quốc đã xúc tiến tận dụng cơ hội này. Đây có thể là đòn bẩy để thúc đẩy thị trường ô tô Triều Tiên.
Theo Đình Quý
VietnamNet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá vàng vượt 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng SJC bán ra đạt trên 120 triệu đồng một lượng, cao nhất kể từ ngày 14/6/2025 cho đến nay.

Bản tin Tài chính - Thị trường 30/6/2025
Bản tin Tài chính - Thị trường 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực - Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống -Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững nhờ minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng.

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc
Thị trường Hàn Quốc được đánh giá là có nhiều tiềm năng cho xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang tập trung khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Bản tin Tài chính - Thị trường 27/6/2025
Bản tin Tài chính - Thị trường 27/6/2025 có những nội dung chính sau: - 86% doanh nghiệp bày tỏ mối quan ngại về những tác động tiêu cực từ các chính sách thuế quan của Mỹ đối với hoạt động kinh doanh. - Tỉnh Thanh Hoá quyết liệt triển khai các giải pháp chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại - Các doanh nghiệp Thanh Hoá xúc tiến khai thác, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc

Giá xăng dầu dự báo tiếp tục tăng, nguồn cung vẫn được đảm bảo
Dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng theo đà thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước hiện vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Mở rộng thị trường tiêu thụ vải Ngọc Hồ Gươm Thanh Hóa
Thời điểm này, cây vải Ngọc Hồ Gươm, còn gọi là vải không hạt được trồng tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đang cho thu hoạch. Ngoài xuất khẩu đi Nhật Bản, vương quốc Anh, năm nay, quả vải Ngọc còn được tiêu thụ tại nhiều thị trường mới, như: Mỹ, Tây Ban Nha, Hồng Kông…

Hộ kinh doanh đóng cửa để né tránh kiểm tra hàng giả, hàng nhái
Từ ngày 15/5 - 16/6, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã đồng loạt kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại. Thực tế có ghi nhận tình trạng nhiều cửa hàng, hộ kinh doanh trên các tuyến phố, chợ đầu mối đóng cửa hàng hoặc kinh doanh cầm chừng. Các cửa hàng này chủ yếu kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chức năng, bánh kẹo và đồ gia dụng.

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về giảm thuế VAT áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế 10% từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Theo đó, các ngành nghề, lĩnh vực như kinh doanh vận chuyển, logistic, hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin thuộc đối tượng được giảm thuế VAT.

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường triển vọng
Thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa đối diện với nhiều khó khăn, nhất là trước làn sóng thuế quan đang lan rộng trên toàn cầu. Để giữ vững thị trường, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã linh hoạt ứng phó với hàng rào thuế quan, gia tăng các hoạt động xuất khẩu sang các thị trường triển vọng.

Từ 1/7, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Kể từ ngày 1/7/2025, khi thực hiện kê khai thuế, người nộp thuế sẽ ghi số định danh cá nhân vào chỉ tiêu "Mã số thuế" trên các hồ sơ, chứng từ như tờ khai thuế, giấy nộp tiền, hóa đơn, hồ sơ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và các loại giấy tờ có yêu cầu kê khai mã số thuế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.