ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Sáng 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Lam Giang

23/05/2024 10:12

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận tại Tổ 13, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội 4 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk và Hậu Giang.

Cùng dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và các đại biểu Quốc hội của 4 địa phương.

Đánh giá cụ thể các động lực tăng trưởng, làm rõ nguyên nhân, có giải pháp phù hợp

Phát biểu tại Phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao kết quả năm 2023, chúng ta đã hoàn thành 10/15 chỉ tiêu, thu ngân sách tăng tăng 133,4 so dự toán và so với số đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu. Trong đó, GDP quý I.2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ và cao hơn kịch bản điều hành Chính phủ đã đề ra. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nếu chúng ta quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành trong 3 quý còn lại của năm 2024, thì tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt như kế hoạch đề ra cũng như dự báo của các tổ chức kinh tế uy tín trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước- Ảnh 1.

Cùng với đó, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát, duy trì ở mức thấp. Công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được tăng cường, đã tập trung được nguồn lực cho các lĩnh vực then chốt. Thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ngày càng được cải thiện, tạo nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực nông, lâm, thủy sản và khu vực dịch vụ cũng dần lấy lại được đà tăng trưởng.

Để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra theo Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu thêm một số nội dung. Cụ thể, tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 5,05%, dù chưa đạt mục tiêu Quốc hội đề ra nhưng là mức cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Kim ngạch xuất khẩu giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tiêu dùng tư nhân năm 2023 giảm mạnh còn 3,5%, trong khi năm 2022 là 7,2%. Thị trường bất động sản vẫn tiếp tục trầm lắng. Tốc độ tăng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước giảm còn 2,8%.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần đánh giá cụ thể về các động lực của tăng trưởng, như xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư của tư nhân trong nước trong năm vừa qua để làm rõ nguyên nhân và có giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục quan tâm đến công tác quản lý nhà nước với thị trường vàng, tỷ giá USD… hiện đang là vấn đề nóng, có xu hướng tăng và dự báo tiếp tục chịu áp lực tăng trong thời gian tới. Điều này sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp, tác động đến lạm phát trong nước.

Do vậy, đề nghị Chính phủ, các ngành chức năng cần theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và thế giới, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng, tránh tình trạng vàng miếng trong nước chênh lệch quá cao so với thị trường thế giới; có phương án điều hành linh hoạt, kịp thời để cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát…, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm vực dậy và nuôi dưỡng các doanh nghiệp

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) nêu rõ, khép lại năm 2023, kinh tế nước ta tiếp tục ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05%, dù chưa đạt mục tiêu nhưng lại là mức cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

“Đây là nét khác biệt đáng tự hào, là kết quả vượt khó của người dân, doanh nghiệp; sự điều hành, phối hợp linh hoạt, hiệu quả, trách nhiệm của Chính phủ, Quốc hội”. Khẳng định kết quả này, song đại biểu Nguyễn Như So cũng cho rằng, kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của nền kinh tế có độ mở lớn, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm, đan xen với thách thức mang yếu tố chủ quan từ nội tại của nền kinh tế. Khu vực doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những khó khăn về thị trường đầu ra, thiếu đơn hàng, thiếu vốn và lao động có kỹ năng.

Với tình hình này, thì việc thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% là vô cùng thách thức, đại biểu Nguyễn Như So thẳng thắn.

Đóng góp với báo cáo của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Như So kiến nghị một số giải pháp từ góc nhìn thực tiễn cũng như mong mỏi của cử tri, cộng đồng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH năm 2024 - năm bản lề cần sự đột phá để thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Thứ nhất, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm vực dậy, bồi dưỡng và nuôi lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp lõi của Chiến lược an ninh lương thực, thực phẩm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước- Ảnh 2.

Để làm được điều này, theo đại biểu Nguyễn Như So, bên cạnh những giải pháp về phát triển thị trường, tập trung đất đai, xây dựng thương hiệu, Chính phủ cần tập trung giải quyết triệt để bài toán thiếu vốn và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước- Ảnh 3.

Cụ thể, cần tiếp tục linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ, lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm, hỗ trợ một cách thực chất, tiếp sức cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

“Chúng ta đang chịu áp lực ở cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa. Áp lực tỷ giá và giá vàng trong nước đang ở mức cao, kéo theo việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp trong thời gian tới là rất khó, các ngân hàng rục rịch tăng lãi suất để tạo hấp dẫn cho người gửi tiền”. Do vậy, cần tập trung khai thác triệt để tiềm năng của chính sách tài khóa giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách nhanh chóng, kịp thời và có sức lan tỏa hơn.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Như So, cần giảm thêm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp nội địa sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến, có đơn hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, tín chỉ carbon và xây dựng nhà ở xã hội.

“Chúng ta không sợ nguồn hỗ trợ quá tải đối với các ngân hàng, bởi sau hàng loạt biến cố dồn dập những năm qua, các doanh nghiệp không đủ sức khỏe đã bị loại khỏi thị trường, chỉ những doanh nghiệp đủ tiềm lực cả về tài chính và sức mạnh khoa học công nghiệp mới chống chịu được”. Chỉ rõ điều này, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị, “phải coi đối tượng này là những “viên gạch” đặt nền móng cho hạ tầng kinh tế vĩ mô và cần dùng các chính sách hỗ trợ để bảo vệ, duy trì nhằm vừa tạo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội vừa giúp luân chuyển hiệu quả dòng tiền trong nền kinh tế”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước- Ảnh 4.

Cùng với đó, cần tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư minh bạch, tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Các giải pháp về vốn, thuế, phí chỉ mang tính thời điểm, về dài hạn, giải pháp căn cơ, then chốt vẫn phải là tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư. “Đây mới là sự hỗ trợ ít tốn kém nhất, có tác động lan tỏa nhất”, đại biểu Nguyễn Như So nói.

Đại biểu Nguyễn Như So cũng đề nghị, phải đặt mục tiêu nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ sống còn, cấp bách để phát triển bền vững nền kinh tế. Năm 2023, tổng số lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm đến 74,5% tổng số lao động, tương đương 38,3 triệu người. Đây là con số đáng báo động, đặt ra áp lực lớn để tạo việc làm bền vững và tăng năng suất lao động của nền kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước- Ảnh 5.

Để đạt được mục tiêu năng suất lao động giai đoạn 2021-2025 tăng 6,5% như Nghị quyết của Quốc hội là rất khó khăn, bởi trong 3 năm 2021-2023, tốc độ tăng năng suất lao động đều thấp hơn mục tiêu được Quốc hội thông qua hàng năm.

Do đó, việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết. Nêu vấn đề này, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị cần xây dựng cơ chế trọng dụng nhà khoa học và thí điểm chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lao động, sử dụng trên 50% lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên; ưu tiên tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học công nghiệp, đổi mới sáng tạo; áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học công nghệ.

Cùng với các giải pháp nêu trên, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị cần tiếp tục kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định tăng trưởng vĩ mô; tập trung thúc đẩy tổng cầu mạnh mẽ, quyết liệt…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước- Ảnh 6.

Năm 2023 là năm thứ 9 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát thành công dưới ngưỡng 4%, tuy vậy, năm 2024 áp lực lạm phát lại gia tăng do hàng loạt các biến động khó lường của các yếu tố bên ngoài, như giá xăng dầu, giá lương thực, chất bán dẫn, chi phí vận tải, cộng hưởng với các yếu tố do việc điều chỉnh giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, thực hiện chính sách cải cách tiền lương…, lạm phát quý I.2024 đã đạt mức 3,93%, tiến sát đến mức thấp của mục tiêu Quốc hội đề ra (4-4,5%).

Do vậy, Chính phủ cần kiểm soát tốt và bảo đảm đầy đủ nguồn cung với giá ổn định, nhất là đối với nhóm tác động mạnh tới lạm phát như lương thực, thực phẩm và xăng dầu (chiếm đến 70%); có chính sách ưu đãi, khuyến khích để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị.

Cùng với đó, cần thực hiện chính sách tín dụng và lãi suất phù hợp, hài hòa; điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định giá nguyên vật liệu nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước và giảm áp lực lạm phát tiền tệ đối với nền kinh tế.

Trong bối cảnh mô hình kinh tế chưa thực sự có sự cải thiện về chiều sâu, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trọng năm 2024, Chính phủ cần dựa vào các chính sách “trọng cầu”, đẩy mạnh hơn nữa các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu (gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu). Tổng cầu của ta đang suy yếu, cầu tiêu dùng tăng thấp hơn kỳ vọng (chỉ tăng 3,52%), đặc biệt doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm đến 77,3%, cầu tiêu dùng thì chỉ tăng 7,1%, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2019-2021 là 11,4%; cầu đầu tư tư nhân suy giảm thấp nhất nhiều năm qua, chỉ khoảng 4,2%, thấp hơn 9,1 điểm phần trăm bình quân giai đoạn 2015-2019…

Do đó, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị, cần tập trung giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm mà nền kinh tế trực tiếp hưởng lợi, xóa bỏ đầu tư dàn trải, rút ngắn thời gian thực hiện dự án; kích thích tiêu dùng tư nhân bằng việc điều chỉnh giảm thuế thu nhập, tăng tính lành mạnh các thị trường tài sản và đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người nghèo, người bị mất việc làm.

Đồng thời, cũng cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tận dung khu vực FDI để đẩy mạnh xuất khẩu, quan tâm thúc đẩy các động lực tăng trưởng, như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và phát triển, mở rộng tới các lĩnh vực mới mang tính đột phá, như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Phiên thảo luận Tổ về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước- Ảnh 7.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng tập trung đóng góp ý kiến vào nhiều nội dung cụ thể liên quan đến: vấn đề lao động - việc làm; thủ tục hành chính vẫn tiếp tục là “điểm nghẽn”; giá vàng tăng cao đặt ra vấn đề cần có biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn để ổn định thị trường; công tác dự báo còn là khâu yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội…

https://daibieunhandan.vn/thoi-su-quoc-hoi/chu-tich-quoc-hoi-tran-thanh-man-tham-du-phien-thao-luan-to-ve-danh-gia-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-va-ngan-sach-nha-nuoc-i372594/

Nguồn: Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ

20:03 , 30/08/2024

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, sáng 30/8, đoàn Đại biểu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, Tượng đài Thanh niên xung phong, Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến vào các văn kiện quan trọng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến vào các văn kiện quan trọng

16:10 , 30/08/2024

(Chinhphu.vn) - Sáng 30/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến vào các văn kiện: Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng; Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam và một số nội dung khác để chuẩn bị trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Chương trình kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Chương trình kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9

09:36 , 30/08/2024

(Chinhhu.vn) - Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).

Quán triệt Nghị quyết số 17 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới

Quán triệt Nghị quyết số 17 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới

23:10 , 29/08/2024

Sáng ngày 29/8, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triển, triển khai, thực hiện Nghị quyết số 17- NQ/TU ngày 4/7/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới.

Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội

20:11 , 29/08/2024

Ngày 29/8, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cùng các thành viên đoàn công tác đã kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại các huyện Thường Xuân và Ngọc Lặc.

Tổng kết hoạt động Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa

Tổng kết hoạt động Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa

20:06 , 29/08/2024

Sáng ngày 29/8, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã chủ trì hội nghị Tổng kết hoạt động của Hội đồng tư vấn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Tiếp nhận  hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở

Tiếp nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở

20:05 , 29/08/2024

Chiều ngày 29/8, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tiếp nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Khánh thành các dự án đường dây 500 kV mạch 3

Khánh thành các dự án đường dây 500 kV mạch 3

20:00 , 29/08/2024

Sáng ngày 29/8, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã tổ chức lễ khánh thành các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Lễ khánh thành được tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu là các địa phương có dự án đi qua. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự tại trạm biến áp 500kV Phố Nối (Hưng Yên).

Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Lộc khóa XX tổ chức kỳ họp thứ 21

Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Lộc khóa XX tổ chức kỳ họp thứ 21

16:45 , 29/08/2024

Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Lộc khóa XX vừa tổ chức kỳ họp thứ 21 để quyết định một số nội dung quan trọng liên quan đến điều chỉnh vốn đầu tư công; chủ trương đầu tư, cải tạo sửa chữa các dự án công trình hạ tầng trên địa bàn huyện và một số nội dung khác.

Thủ tướng dự lễ khánh thành đường dây 500 kV mạch 3

Thủ tướng dự lễ khánh thành đường dây 500 kV mạch 3

09:31 , 29/08/2024

Sáng 29/8, tại tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).