Chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thương hiệu chính là sự bảo chứng cho uy tín của doanh nghiệp hay sản phẩm, giúp thu hút khách hàng, nhà đầu tư, đối tác và nhân sự tiềm năng, trở thành tài sản có giá trị của doanh nghiệp. Tại Thanh Hoá, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo được uy tín đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị, đồng thời khẳng định vị trí trên thương trường.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mua bán, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, kinh doanh vận tải... với mục tiêu đem đến chất lượng và sự hài lòng cho khách hàng, công ty Cổ phần 19-5 Thanh Hóa (Thành phố Thanh Hóa) đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn xác định thương hiệu là yếu tố hàng đầu, là chìa khóa tạo niềm tin với khách hàng.


Ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty CP 19-5 Thanh Hoá
Ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty CP 19-5 Thanh Hoá cho biết: "Xây dựng thương hiệu là điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Công ty định hướng xây dựng thương hiệu trên 3 điều kiện: sự hài lòng của khách hàng, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ người lao động, kết nối giữa các doanh nghiệp để sản phẩm của mình được nhiều người biết đến. khi đó uy tín của doanh nghiệp tốt hơn, sự phát triển bền vững hơn".
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, Công ty TNHH Donal Group, huyện Hoằng Hoá luôn nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu để có chỗ đứng trên thị trường. Đặt chữ Tâm trong kinh doanh, công ty luôn chú trọng lựa chọn và giới thiệu những sản phẩm uy tín và chất lượng nhất, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất và đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Sau gần 9 năm hoạt động, doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống 30 cửa hàng và 100 đại lý cấp 1 trên nhiều huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh.

Anh Vũ Xuân Hải, Giám đốc Công ty TNHH Donal Group, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chúng tôi đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Được sự tin yêu của khách hàng nên đã có sự phảt triển nhanh. Để có chỗ đứng trên thị trường, trong thời gian tới chúng tôi có kế hoạch nhượng quyền thương hiệu".
Tỉnh Thanh Hoá hiện có hơn 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong bối cảnh cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng niềm tin với khách hàng như là "chìa khóa" giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp, sản phẩm; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí trên thị trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược khác nhau để xây dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh với khách hàng. Nhưng khi xây dựng thương hiệu, tất cả các doanh nghiêp đều tập trung hướng đến những giá trị cốt lõi như: chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu; xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua trách nhiệm với cộng đồng... Trong đó, cách xây dựng thương hiệu hiệu quả nhất là tạo lòng tin với người tiêu dùng bằng uy tín, chất lượng, giá cả và phương thức phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng để khách hàng biết và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức chia sẻ: "Những yếu tố chúng tôi đặc biệt quan tâm là giữ uy tín với khách hàng, quan tâm đến lợi ích của khách hàng, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, khẳng định năng lực sản xuất của mình trên thị trường".

Ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Phúc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Phúc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Uy tín tạo nên thương hiệu, mình làm tốt mình tạo nên uy tín tạo nên chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh để có được chất lượng sản phẩm tốt nhất đến khách hàng. Và uy tin sẽ giúp công ty ngày càng phát triển, vươn cao vươn xa".
Tỉnh Thanh Hóa cũng triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa; đưa sản phẩm quảng bá tại các hội chợ, triển lãm… Nhờ vậy, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang hiện diện tại nhiều thị trường trong nước và quốc tế, được người tiêu dùng tin tưởng, đánh giá cao.


Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Chi nhánh bóng thể thao - Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Chi nhánh bóng thể thao - Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Đầu tiên chúng tôi phải nắm bắt được công nghệ của thế giới, để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty chúng tôi luôn luôn chất lượng là hàng đầu, dựa vào chất lượng thị trường luôn luôn ổn định và phát triển".
Là giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp, thương hiệu đánh giá mức độ thành công và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó, để tồn tài và phát triển, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu bền vững. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục và luôn đổi mới. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược, không ngừng nỗ lực, phải thay đổi tư duy, đẩy mạnh nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ… Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu.

Giảm 30% điều kiện kinh doanh ngay trong năm nay
Chính phủ đặt kế hoạch cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục, chi phí, điều kiện kinh doanh trong năm nay.

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng
Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm
Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.