Chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và chuẩn nghèo trong năm 2021
Mặc dù đồng ý với đề nghị của Chính phủ chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở trong năm 2021 nhưng một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước.
Về đề nghị của Chính phủ chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021 để tập trung dành nguồn lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và một số vấn đề cấp bách khác. Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội cơ bản đồng ý với đề nghị của Chính phủ.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước, vì hầu hết đối tượng này có mức lương hưu rất thấp, tuổi đã cao, đời sống khó khăn.
![]() |
Trong dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021, Chính phủ đề nghị cho phép sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết để thực hiện Đề án đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ủy ban TSNS nhận thấy, từ năm 2007 nguồn thu xổ số kiến thiết được sử dụng 60% để đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục, 40% xây dựng cơ sở y tế. Đến nay, đã thực hiện gần 13 năm, nhưng chưa có đánh giá tổng kết, chưa rõ hiệu quả sử dụng.
Ông Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị: “Chính phủ sớm tổng kết đánh giá và kiến nghị cơ cấu lại việc sử dụng nguồn thu này”.
Về phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển, Ủy ban TCNS cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc bố trí NSNN và ngân sách Trung ương (NSTW) cho đầu tư như Chính phủ dự kiến về căn bản là hợp lý. Theo đó, dự kiến tổng vốn đầu tư nguồn NSNN trong năm 2021 là 477.300 tỷ đồng, trong đó vốn NSTW là 222.000 tỷ đồng, bao gồm vốn trong nước là 170.450 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 51.550 tỷ đồng, vốn NSĐP là 255.300 tỷ đồng.
Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí với phương án phân bổ vốn đầu tư theo Báo cáo về kế hoạch đầu tư công năm 2020, kế hoạch đầu tư công 2021 của Chính phủ. Năm 2021, Ủy ban TCNS đề nghị bố trí kế hoạch đầu tư công cho các dự án đủ điều kiện.
Đối với các dự án chưa đủ điều kiện, chưa có trong danh mục trình Quốc hội, đề nghị Chính phủ hoàn thiện báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp tiếp theo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, bảo đảm các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên theo quy định tại Nghị quyết 973 của UBTVQH.
Ủy ban TCNS cho rằng, việc phân bổ chi thường xuyên như Chính phủ trình đã thể hiện rõ việc triệt để tiết kiệm, bố trí, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ thiết thực, cấp bách.
Tuy nhiên, việc phân bổ dự toán cho một số cơ quan theo cơ chế đặc thù chưa có căn cứ pháp lý, một số chính sách đã được phê duyệt nhưng bố trí ngân sách còn thấp, nhất là thực hiện chính sách chi cho con người. Đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các chính sách đã ban hành để bố trí dự toán chi, trong đó ưu tiên cho các chính sách phát triển dân tộc./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.