Chuẩn bị các sự kiện Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 tại Thanh Hóa
Với chủ đề: “Tổ quốc bay lên, Thanh Hóa vươn mình thực hiện khát vọng thịnh vượng”, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ được tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa trong 2 ngày (11 và 12/02) tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố Thanh Hóa. Ngày thơ Việt Nam năm nay có nhiều hoạt động, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và người yêu thơ trong toàn tỉnh tham gia.
Sáng ngày 11/02, các văn nghệ sĩ, những người yêu thơ trong toàn tỉnh đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Ngày thơ Việt Nam năm 2025 tại Thanh Hóa mở đầu với chương trình giao lưu thơ, nhạc giữa các câu lạc bộ thơ và những người yêu thơ. Đây là dịp để các nhà thơ, nghệ sĩ và người yêu thơ hội tụ, chia sẻ những sáng tác mới, mang đến những vần thơ đậm chất trữ tình, sâu sắc về quê hương và đất nước.

Nhà thơ Bùi Lâm Bằng, Trưởng Ban thơ, Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa – Phó Ban Tổ chức Ngày thơ Việt Nam
Nhà thơ Bùi Lâm Bằng, Trưởng Ban thơ, Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa – Phó Ban Tổ chức Ngày thơ Việt Nam cho biết: "Ngày thơ Việt Nam năm nay được sự quan tâm hướng dẫn của Hội Nhà văn Việt Nam, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Chúng tôi đã lên kế hoạch rất sớm từ quý 3 năm 2025. Chủ đề chung của Ngày thơ Việt Nam cả nước năm nay là "Tổ quốc bay lên" và riêng Thanh Hóa là "Thanh Hóa vươn mình thực hiện khát vọng thịnh vượng".
Đặc biệt, 12 quán thơ được trang trí công phu, sáng tạo, phản ánh nhiều khía cạnh của tinh thần thơ, sự giao thoa giữa những giá trị truyền thống và hơi thở của thời đại mới – "khát vọng xứ Thanh", vươn mình phát triển thịnh vượng. Mỗi quán thơ mang một chủ đề riêng, phản ánh những góc nhìn đa dạng về thơ ca và cuộc sống, góp phần làm nên Ngày Thơ Việt Nam thêm phần rực rỡ và ý nghĩa.

Nghệ sĩ Nguyễn Đăng Văn, Chủ nhiệm CLB Thư pháp Thanh Hóa, Hội VHNT Thanh Hóa chia sẻ: "Câu lạc bộ Thư pháp tham gia Ngày thơ Việt Nam với mong muốn biến những vần thơ thành các con chữ mang tính nghệ thuật, đem thơ đến gần hơn với độc giả".
Nghệ sĩ Lê Thám, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ thêm: "Tham gia Ngày thơ Việt Nam năm nay, Câu lạc bộ Thơ mang đến nhiều tiết mục văn nghệ để giao lưu, có tiết mục hát chèo, ngâm thơ trong buổi giao lưu sân thơ trẻ… mang đến tinh thần yêu thơ một cách vui vẻ, hân hoan".

Tối 11/02, Lễ khai mạc Ngày Thơ Việt Nam với một chương trình nghệ thuật đặc sắc diễn ra tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Rộn ràng Lễ Khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - ngày hội của những người làm truyền hình trên cả nước - đã chính thức khai mạc vào tối 19/3 tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Thịt chua - Món ăn độc đáo của đồng bào Thái xứ Thanh
Mùi chua nhẹ của thịt quyện với mùi thơm của nhiều loại gia vị như mắc khẻn, thính... Đó là món thịt chua ống nứa, một món ăn truyền thống, rất hấp dẫn của đồng bào Thái xứ Thanh.

Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ dân tộc Khơ Mú, huyện Mường Lát
Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Mường Lát vừa tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ dân tộc Khơ Mú”.

Chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025
Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/02 năm Mậu Thìn 248 – 22/02 năm Ất Ty 2025) sẽ diễn ra từ ngày 20/3 đến ngày 23/3, (tức từ ngày 21 đến 24/2 âm lịch) tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Hiện nay, các ngành, đơn vị, địa phương liên quan đang tích cực hoàn thiện công tác chuẩn bị để lễ hội diễn ra thành công.

Di tích lịch sử quốc gia Điện Thừa Hoa và Từ đường Phúc Quang
Nằm soi bóng bên dòng nước yên ả, Điện Thừa Hoa và Từ đường Phúc Quang thuộc xã Định Hòa, huyện Yên Định là công trình kiến trúc lịch sử bề thế, độc đáo và giàu giá trị - điểm tô trên bức tranh làng quê trù mật và thanh bình.

Xuân về trẩy hội làng Phú Khê
Với mỗi người dân Việt Nam, mùa xuân là mùa lễ hội. Các lễ hội này có vai trò gắn kết cộng đồng cư dân trong một làng, xã, thôn, bản. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, ngày nay, những lễ hội truyền thống vẫn luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy và trở thành những “báu vật” giữa nhịp sống hiện đại.

Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ dân tộc Dao huyện Mường Lát
Sáng ngày 18/3, Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ dân tộc Dao huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021- 2030” năm 2025.

Khai trương Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã chính thức khai trương Bảo tàng Nghệ thuật kính màu tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đây là bảo tàng về chủ đề thủy tinh và kính màu đầu tiên ở Việt Nam.

Hàng nghìn người tham gia Lễ hội Đền Phố Cát 2025
Ngày 17/3, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành đã tổ chức Lễ hội Đền Phố Cát năm 2025, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa.

Lễ hội Phủ Trịnh năm 2025 và kỷ niệm 455 năm ngày mất Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm
Ngày 17/3, tại Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ Du lịch xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ hội Phủ Trịnh năm 2025 và kỷ niệm 455 năm ngày mất Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm (1570-2025).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.