Chuẩn bị khánh thành dự án Đường dây 110kV và trạm biến áp 220kV Bỉm Sơn - Nga Sơn
Với sự chỉ đạo quyết liệt của chủ đầu tư và các địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của các nhà thầu, chỉ sau 4 tháng, Dự án trạm biến áp 110kV Nga Sơn và Dự án Đường dây 110kV từ trạm biến áp 220kV Bỉm Sơn - Nga Sơn đã hoàn thành đúng kế hoạch, chuẩn bị đóng điện để phục vụ người dân các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc và thị xã Bỉm Sơn.
Dự án xây dựng mới và cải tạo đường dây 110kV với chiều dài gần 18,5 km và 72 vị trí cột Bỉm Sơn - Nga Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 120 tỷ đồng.

Dự án trạm biến áp 110kV Nga Sơn được thi công khẩn trương và hoàn thành trong thời hạn 3 tháng. Trạm được lắp đặt hệ thống giám sát và điều khiển xa, hệ thống camera giám sát và phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vận hành theo chế độ trạm biến áp110kV không người trực.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó giám đốc Ban quản lý lưới điện, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc
Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó giám đốc Ban quản lý lưới điện, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc cho biết: "Để đạt được tiến độ ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của chủ đầu tư, của Ban quản lý dự án còn có sự hỗ trợ nhiệt tình hiệu quả của các cấp chính quyền địa phương, lãnh đạo các huyện vùng dự án và trách nhiệm của chủ đầu tư. Dự án hoàn thành sau ba tháng triển khai đầu tư xây dựng có thể nói là một dự án thần tốc nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng và kĩ thuật của công trình".
Hiện tại, các đơn vị liên quan đang hiệu chỉnh những bước cuối cùng để đóng điện vào ngày 26/11 tới, góp phần chống quá tải lưới điện cho khu vực Bỉm Sơn, Hà Trung và Hậu Lộc; nâng cao chất lượng điện năng khu vực huyện Nga Sơn và các vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, và đời sông Nhân dân.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.