Chứng khoán châu Âu mở đầu năm 2023 với mức tăng điểm cao
Thị trường chứng khoán châu Âu bắt đầu Năm mới 2023 với mức tăng điểm cao vào phiên 2/1 sau một năm 2022 đầy khó khăn, dù cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo 1/3 nền kinh tế thế giới phải đối mặt với suy thoái vào năm nay.

Tại thị trường Paris của Pháp, chỉ số CAC 40 tăng 1,9%. Còn tại thị trường Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tăng hơn 1%. Trong khi đó, thị trường chứng khoán London của Anh và Phố Wall của Mỹ vẫn đóng cửa nghỉ lễ Năm mới. Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á cũng đóng cửa trong phiên này. Trong số những thị trường mở cửa, thị trường Jakarta của Indonesia đi ngang, chỉ số Kospi tại Seoul (Hàn Quốc) giảm điểm và thị trường Mumbai của Ấn Độ lại đi lên.
Nhìn lại năm 2022, Phố Wall ghi nhận mức giảm hàng năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008, trong khi thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) cũng chứng kiến mức giảm lớn nhất kể từ năm 2011. Thị trường chứng khoán Tokyo của Nhật Bản đánh dấu năm giảm điểm đầu tiên kể từ năm 2018. Thị trường chứng khoán Paris và Frankfurt cũng ghi nhận một năm 2022 ảm đạm, với mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2018. Tuy nhiên, thị trường London đi ngược xu hướng trên khi đạt mức tăng gần 1% trong năm 2022.
Tâm lý thị trường chứng khoán châu Âu đã phấn chấn hơn vào đầu Năm mới, do lợi suất trái phiếu của chính phủ Đức và Pháp giảm. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva vừa tiếp tục cảnh báo, nền kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt nhiều khó khăn. Trong khi đó, châu Âu sẽ phải đối mặt với một mùa Đông gian khó và tình trạng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào mùa Đông năm tới, khi Liên minh châu Âu (EU) tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Nga - Trung Quốc thảo luận tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Ngày 23/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tuyên bố, trong bối cảnh hiện nay, Nga sẽ tiếp tục củng cố quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia sẵn sàng hợp tác khác. Ông khẳng định, Nga mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, hoan nghênh đối tác từ các nước thân thiện, trước hết là Trung Quốc để khởi động các dự án triển vọng, dài hạn.

WTO kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng để góp phần phục hồi và tăng trưởng toàn cầu
Ngày 23/5, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các quốc gia "phi tập trung hóa" chuỗi cung ứng -thay vì hình thành các khối để cô lập các nước khác, đồng thời nhấn mạnh đa dạng hóa thương mại là cần thiết để góp phần vào phục hồi và tăng trưởng toàn cầu. Đây là tuyên bố được đưa ra tại diễn đàn thương mại do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đồng tổ chức tại Seoul

Ấn Độ bắt buộc xét nghiệm siro ho xuất khẩu từ 1/6
Sau các ca tử vong ở nước ngoài, Ấn Độ yêu cầu, từ ngày 1/6 các nhà xuất khẩu siro ho phải xét nghiệm sản phẩm tại các phòng thí nghiệm do chính phủ chỉ định. Việc xét nghiệm phải được thực hiện trước khi được cấp phép vận chuyển siro ho ra nước ngoài.

Ấn Độ, Australia thúc đẩy quan hệ song phương toàn diện
Sáng 24/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang ở thăm Australia đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Anthony Albanese ở thành phố Sydney -nhằm thúc đẩy quan hệ song phương tổng thể bao gồm các lĩnh vực thương mại và đầu tư, quốc phòng và năng lượng tái tạo. Tham dự cuộc gặp còn có Bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar và Cố vấn An ninh Quốc gia Ajit Doval của Ấn Độ.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Thượng nghị sĩ Tim Scott chính thức công bố quyết định tranh cử
Thượng nghị sĩ Tim Scott, 58 tuổi, đảng viên Cộng hòa da màu duy nhất tại Thượng viện Mỹ, đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024.

Mỹ: Tổng thống và Chủ tịch Hạ viện chưa đạt được thỏa thuận trần nợ công
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã chưa đạt được thỏa thuận về tăng trần nợ công 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ, khi chỉ chưa tới 10 ngày nữa là Mỹ có nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, hai bên tuyên bố sẽ tiếp tục đàm phán.

Thái Lan: 8 đảng ký thỏa thuận về thành lập chính phủ liên minh
Ngày 22/5, đảng Move Forward (Tiến lên) và 7 đảng chính trị khác của Thái Lan đã ký một biên bản ghi nhớ gồm 23 chương trình nghị sự để thành lập chính phủ liên minh. Biên bản ghi nhớ được ra đời sau chiến thắng bất ngờ của đảng Tiến lên trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5, nhằm mục đích tạo cơ sở cho việc thành lập chính phủ mới và xác định hướng làm việc chung giữa 8 đảng. Theo nội dung Biên bản ghi nhớ, cả 8 đảng đều ủng hộ lãnh đạo của Đảng Tiến lên, ông Pita Limjaroenratlàm ứng viên Thủ tướng.

Thủ tướng Nhật Bản bác khả năng giải tán Hạ viện để tổ chức tổng tuyển cử sớm
Ngày 21/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã loại bỏ khả năng giải tán Hạ viện để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn, trong bối cảnh gia tăng đồn đoán ông sẽ giải tán Hạ viện sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Hiroshima.

Trung Quốc cấm sản phẩm của hãng chip hàng đầu nước Mỹ
Ngày 21/5, Trung Quốc thông báo các sản phẩm của hãng Micron chuyên sản xuất chip của Mỹ đã không vượt qua cuộc đánh giá an ninh mạng. Do đó, Bắc Kinh sẽ cấm các nhà khai thác cơ sở hạ tầng quan trọng mua chip do hãng này sản xuất. Phản ứng sau quyết định trên, Mỹ tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ thị trường chip.

Tổng thư ký Liên hợp Quốc: Đã đến lúc phải cải tổ Hội đồng Bảo an và Hệ thống Bretton Woods
Đã đến lúc cải cách cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Hệ thống quan hệ tiền tệ Bretton Woods để phù hợp với "thực tế thế giới hiện nay". Nhận định này vừa được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra ngày 21/5.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.