Chứng rối loạn tâm thần và những điều cần biết
Rối loạn tâm thần là nhóm bệnh chỉ chung cho tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ, hành động của con người, là bệnh rất phổ biến trong các bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, có rất nhiều người bị chứng rối loạn tâm thần nhưng không lại không biết là mình bị bệnh và không tin là mình có bệnh, do đó đã bỏ qua cơ hội để được điều trị hiệu quả nhất. Các chuyên gia y tế cho biết, trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực hiện nay, thì bất kỳ ai cũng có thể mắc phải hội chứng rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn hoặc một thời điểm nào đó của cuộc đời.
Ông Nguyễn Đức Thuận, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hoá đã xin về nghỉ hưu trước tuổi 7 năm, do trong quá trình làm việc, ông luôn cảm thấy mệt mỏi, không muốn tiếp xúc với ai, không muốn làm gì, luôn bị ám ảnh bởi các áp lực. Ông đã phải nhập viện điều trị dài ngày và được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần. Từ năm 2007 đến nay, mỗi tháng, ông đều phải vào viện tâm thần khám và lấy thuốc điều trị bệnh. Ông Thuận cho biết: "Do công việc nhiều nên bị áp lực, nên trong tư tưởng của mình bị lo âu một cái gì đó mà mình không thể hiểu được và bị mất ngủ thường xuyên nên làm việc bị hạn chế".

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, có nhiều loại rối loạn tâm thần khác nhau, với các biểu hiện khác nhau. Chúng thường được đặc trưng bởi sự kết hợp của những suy nghĩ, nhận thức, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ bất thường với người khác. Rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, mất trí nhớ, thiểu năng trí tuệ, rối loạn phát triển và các rối loạn tâm thần khác. Rối loạn tâm thần có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đáng lo ngại nhất là ở trẻ em. Theo thống kê mới nhất của các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần, có đến 20% trẻ em và trẻ vị thành niên gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ... Đây thực sự là con số đáng báo động.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thị Như Quỳnh, Khoa Tâm lý lâm sàng – Nhi, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thời gian gần đây khoa phòng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nhi và người lớn. Đặc biệt là các bệnh nhân nhi chậm phát triển, có cơn co giật động kinh vào viện rất nhiều, kèm theo là người lớn với các bệnh stress, lo âu, trầm cảm". Bác sĩ CKII Phạm Đức Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Với xu thế phát triển hiện đại bây giờ, do chúng ta cập nhật và tham gia vào các lĩnh vực có áp lực càng nhiều, nên các rối loạn tâm lý ngày càng nhiều hơn. Về công tác điều trị thì người dân cần hiểu biết về sức khoẻ tâm thần hiện tại, được quan tâm, tiếp cận các dịch vụ y tế sớm hơn. Đối với bệnh lý tâm thần nếu càng để lâu thì điều trị càng khó khăn, càng kém hiệu quả".

Trong cuộc sống căng thẳng đầy áp lực, nhiều người thường xuyên bị bực bội, cáu gắt, bồn chồn, và đây có thể là những biểu hiện đầu tiên của chứng rối loạn tâm thần. Đa số mọi người thường xem nhẹ các triệu chứng này và không đi khám. Nhưng càng để lâu, bệnh càng khó chữa khỏi. Nếu bệnh ở thể nhẹ, việc điều trị được thực hiện bằng các giải pháp không dùng thuốc như giáo dục, tư vấn tâm lý. Khi bệnh nặng hơn, phải kết hợp dùng thuốc và các giải pháp khác như phục hồi chức năng, điều trị trị liệu, hỗ trợ xã hội... Hầu hết trường hợp, các rối loạn tâm thần đều có thể được chẩn đoán và điều trị có hiệu quả nếu được phát hiện sớm.

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.