"Chung tay vì một thế giới không còn bệnh Glôcôm"
Tuần lễ Bệnh Glôcôm thế giới năm nay diễn ra từ 10 - 16/3/2024 với chủ đề "Chung tay vì một thế giới không còn bệnh Glôcôm" sẽ tập trung vào việc khuyến khích cộng đồng trên toàn thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại mù lòa do bệnh glôcôm gây ra.
Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, glôcôm là nguyên nhân thứ 2 gây mù loà sau đục thuỷ tinh thể và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục.
Hiện nay, điều trị glôcôm có nhiều phương pháp: dùng thuốc, laser, phẫu thuật. Tuy nhiên, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện và sự tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân. Việc điều trị glôcôm là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác, giữ được thị giác hiện có và khắc phục các triệu chứng của bệnh. Theo thống kê của các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa mắt, hiện nay, đa phần bệnh nhân mắc glôcôm đến khám ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng, tổn thương thị giác.
Bác sĩ CKI Trịnh Thị Huệ, Trưởng khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Các triệu chứng của bệnh nhân thường rất lặng lẽ và thầm lặng, ví dụ như: bệnh nhân đau nhức mắt thoáng qua hoặc là căng tức mắt thoáng qua, nhìn mờ thoáng qua. Hầu hết những bệnh nhân đó bỏ qua các triệu chứng và khi đến với chúng tôi, thị lực của bệnh nhân đã không còn khả năng phục hồi."
Tổn thương thị giác trong bệnh glôcôm là tổn thương vĩnh viễn ko hồi phục. Bởi vậy, việc tầm soát, khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên khám mắt định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần. Những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh glôcôm thì cần khám định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần.
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Trọng Cường, Giám đốc Bệnh viện Mắt Bắc Trung Nam, tỉnh Thanh Hoá
Các bác sỹ cũng lưu ý, glôcôm không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người mắc glôcôm cần được theo dõi chặt chẽ từ khi phát hiện bệnh, điều trị cho đến hết quãng đời còn lại, nhằm kiểm soát diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác. Trong nhiều trường hợp, dù được phát hiện và điều trị kịp thời, nhưng người bệnh cho rằng đã khỏi hẳn nên không tái khám, nên không biết rằng bệnh vẫn âm ỉ và tiếp tục tiến triển, dẫn đến mất dần thị giác.
Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp
Cơ xương khớp là hệ thống nâng đỡ và vận động của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, làm việc. Tuy nhiên, do tuổi tác, chấn thương, hoặc các bệnh lý mãn tính, chức năng cơ xương khớp có thể suy giảm, gây đau đớn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phục hồi xương khớp là rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.
Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành
Trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã gia hạn 663 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường thường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, phát triển và dễ phát sinh dịch bệnh, trong đó phổ biến là có các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý những vấn đề sau:
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới
Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.
Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường
Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi
Theo Bộ Y tế, Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đang xuất hiện nhiều ca mắc bệnh ở các địa phương. Bộ Y tế xác định 18 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng với mục tiêu, 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vaccine sởi - rubella.
Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Với chủ trương đầu tư Dự án xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 70 trạm y tế tuyến xã theo Nghị quyết 311 ngày 27/8/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đến nay, các trạm y tế đã đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.
Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão
Theo Bộ Y tế, sau mưa bão nói chung, sau bão số 3 nói riêng, các đơn vị y tế cần thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế trước khi xả thải ra môi trường.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.