Chung tay xây thế vững biên cương
“Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc” là chủ trương được xác định tại Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia và cụ thể hóa trong Luật Biên phòng Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng, 34 năm Ngày biên phòng toàn dân, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng chia sẻ với Báo Quân đội nhân dân về việc phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia.
Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, vì sao Đảng, Nhà nước ta quyết định lấy Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng (3/3 hằng năm) đồng thời là Ngày Biên phòng toàn dân?
Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn : Việc thống nhất Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng cũng là Ngày Biên phòng toàn dân có ý nghĩa rất sâu sắc, là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, qua đó khẳng định sức mạnh bảo vệ biên giới là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và chúng ta phải xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách. Trách nhiệm xây dựng nền Biên phòng toàn dân và thế trận Biên phòng toàn dân là của cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn dân tộc.
Thực tế cho thấy, thông qua các hoạt động được tổ chức sôi nổi, ý nghĩa, Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, NgàyBiên phòng toàn dân 3/3 hằng năm đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, nhất là trên địa bàn biên giới. Qua đó, nhận thức và trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia được nâng lên rõ rệt; tình cảm và tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân, các tổ chức trong hệ thống chính trị với Bộ đội Biên phòng nói riêng, Quân đội nói chung ngày càng sâu sắc và lan tỏa rộng rãi, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, bảo vệ Tổ quốc.
PV: Đề nghị đồng chí cho biết rõ hơn về nền Biên phòng toàn dân và thế trận Biên phòng toàn dân ở nước ta?
Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn: Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, thực hiện chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, nên việc xây dựng nền Biên phòng toàn dân và thế trận Biên phòng toàn dân nhằm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia vững chắc là tất yếu và hoàn toàn đúng đắn. Đó chính là sự kế thừa, phát huy truyền thống, bài học kinh nghiệm "lấy dân làm gốc" của dân tộc, đồng thời quán triệt quan điểm của Đảng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
Luật Biên phòng Việt Nam đã xác định rất rõ: Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Nền Biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường. Thế trận Biên phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ biên phòng phù hợp với Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia. Luật cũng đã quy định một trong 4 nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân”.
Như vậy, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định sức mạnh bảo vệ biên giới là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và phải xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
PV: Những năm qua, Bộ đội Biên phòng đã phát huy vai trò trong xây dựng nền Biên phòng toàn dân và thế trận Biên phòng toàn dân như thế nào, thưa đồng chí?
Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn: Bộ đội Biên phòng luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, nhất là thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ biên phòng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ vững an ninh nhân dân và phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các thế lực thù địch, tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới...
Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng luôn phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân với những việc làm cụ thể, hiệu quả, như: Thường xuyên phối hợp chặt chẽ và tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương triển khai các giải pháp xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân; chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện biên giới; đề xuất quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh; chủ động, tích cực tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn ở khu vực biên giới, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo...
Điểm nổi bật là Bộ đội Biên phòng luôn chủ động, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, như: Thống nhất với cấp ủy địa phương tăng cường hơn 300 cán bộ biên phòng cho các xã biên giới, hơn 150 đồng chí tham gia cấp ủy cấp huyện, hơn 500 đồng chí tham gia cấp ủy cấp xã, 3 đồng chí là đại biểu Quốc hội khóa XV, 26 đồng chí đại biểu HĐND cấp tỉnh, 74 đồng chí đại biểu HĐND cấp huyện và 155 đồng chí đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026; cử hơn 2.000 đảng viên tham gia sinh hoạt ở gần 1.900 chi bộ thôn, bản và phân công gần 10.000 đảng viên phụ trách hơn 40.000 hộ gia đình ở khu vực biên giới, trực tiếp giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, văn hóa, xóa đói, giảm nghèo; lựa chọn và bồi dưỡng chiến sĩ biên phòng để tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho địa phương... Đến nay, toàn Đảng bộ Bộ đội Biên phòng đã kết nạp được hơn 4.000 đảng viên là chiến sĩ nghĩa vụ, trong đó có hơn 1.000 đồng chí sau khi xuất ngũ đã trở thành cán bộ cơ sở ở địa bàn biên giới.
Đặc biệt, Bộ đội Biên phòng đã tổ chức triển khai hiệu quả “Ngày hội Biên phòng toàn dân” và Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, với 100% thôn, bản biên giới thành lập tổ tự quản an ninh trật tự, nhân dân tự nguyện đăng ký tự quản đường biên giới, mốc quốc giới; thành lập hơn 3.000 tổ tàu, thuyền an toàn, đoàn kết tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo và hơn 500 bến bãi an toàn... góp phần xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân vững chắc. Thực tế, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Bộ đội biên phòng đã phát động Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép” ở khu vực biên giới, đạt hiệu quả rất thiết thực.
PV: Đồng chí có thể chia sẻ những việc Bộ đội biên phòng triển khai để góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ biên giới?
Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi luôn xác định "Vững biên cương phải từ thế trận lòng dân”. Trong xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ biên giới, công tác tuyên truyền, vận động là vô cùng quan trọng. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng” để tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân tham gia bảo vệ biên giới và đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm...
Bên cạnh đó, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp triển khai nhiều chương trình hướng về biên giới, hải đảo, đem lại hiệu quả thiết thực, như: Chương trình “Mái ấm biên cương” xây tặng gần 10.000 căn nhà và hàng trăm công trình dân sinh; Chương trình “Bò giống giúp người nghèo nơi biên giới” đã trao hơn 30.000 con bò giống; Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” huy động hơn 200 tỷ đồng hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình...
Riêng lực lượng Bộ đội Biên phòng, cùng với triển khai nhiều giải pháp giúp các địa phương biên giới củng cố hệ thống chính trị cơ sở như đã nêu ở trên và xây dựng lực lượng quần chúng cốt cán làm nòng cốt tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ biên giới, những năm qua, Phong trào “ Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới” đã giúp đỡ hàng nghìn thôn, bản, hàng trăm xã biên giới; Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng” hằng năm nhận đỡ đầu, hỗ trợ hơn 3.000 học sinh và trực tiếp nuôi dưỡng gần 400 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các đồn biên phòng; Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” huy động mỗi năm hàng chục tỷ đồng chăm lo Tết cho đồng bào nghèo vùng biên.
Các đơn vị Bộ đội Biên phòng còn thực hiện nhiều chương trình, mô hình khác, như: Tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ, giúp ngư dân vươn khơi, bám biển; "Ánh sáng vùng biên"; "Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới"; “Thầy giáo quân hàm xanh”; “Thầy thuốc quân hàm xanh”... Những hoạt động này được cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương ghi nhận, đánh giá cao, góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân-dân, xây dựng vùng biên ngày càng vững mạnh, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân” bảo vệ biên giới.
PV: Nhân Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng và Ngày Biên phòng toàn dân, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thông điệp gì cần nhắn gửi, thưa đồng chí?
Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn: Nước ta có đường biên giới dài, địa bàn biên giới rộng, cả trên bộ và trên biển, tiếp giáp với nhiều quốc gia. Do đó, chúng ta càng phải phát huy tinh thần "chung tay xây dựng thế vững biên cương”, dựa vào dân để xây dựng vùng biên cương ngày càng vững mạnh, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân” bảo vệ biên giới.
Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; sự phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương, cùng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài Quân đội. Đặc biệt, toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng luôn tri ân sâu sắc sự yêu thương, đùm bọc, ủng hộ, giúp đỡ tận tình của nhân dân, đồng bào các dân tộc vùng biên giới đã tích cực chung tay với Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong suốt những năm qua.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng luôn xác định “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Vì vậy, mặc dù đóng quân và làm nhiệm vụ ở địa bàn biên giới có nhiều khó khăn, vất vả nhưng Bộ đội Biên phòng luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho Bộ đội Biên phòng.
Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng mong Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho vùng biên giới, hải đảo, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào ở vùng biên giới có cuộc sống tốt hơn. Từ đó, bà con thêm yên tâm an cư lạc nghiệp, vững vàng bám trụ và tích cực tham gia bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
HUY QUANG (thực hiện)
https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/chung-tay-xay-the-vung-bien-cuong-720532
Nghi Sơn: Đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo
Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực và sự đóng góp của cán bộ, Nhân dân, các mạnh thường quân; hiện thị xã Nghi Sơn đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm nhà, sửa chữa nhà cho các trường hợp đủ điều kiện, đảm bảo theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Khám phá vẻ đẹp của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Sau hàng loạt sai phạm về làm đẹp không phép và xuất hiện hiện tượng mạo danh bác sỹ, mạo danh bệnh viện để lừa đảo người dân. Mới đây, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình và cơ sở làm đẹp.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách
Theo các bác sĩ, sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp. Do đó, chăm sóc răng miệng đúng cách là rất cần thiết để phòng ngừa và hạn chế được các bệnh về răng hàm mặt, giúp bảo vệ sức khoẻ và mang lại sự tự tin.
Cảnh báo nguy cơ bệnh đái tháo đường ở trẻ
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận 2 nữ sinh nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đường huyết tăng quá cao.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Xã Vĩnh Thịnh hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng Nông thôn mới nâng cao là làm cho dân, mang lại lợi ích cho dân”, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Đến nay, Vĩnh Thịnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ năm 2024 có thể đạt 1,85 tỷ USD
Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP cho biết; tính đến cuối tháng 10 năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đã đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Ước tính kim ngạch cả năm nay đạt 1,85 tỷ USD , tăng 19% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh
Theo số liệu được công bố từ Tổng cục Hải quan, tính chung trong 10 tháng năm nay, xuất khẩu rau quả của cả nước đã đạt hơn 6 tỷ USD. Trong đó sầu riêng tiếp tục là trái cây xuất khẩu có kim ngạch cao nhất ở ngành hàng rau quả.
Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang Hàn Quốc
10 tháng năm 2024, Việt Nam có 5 nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có kim ngạch trên 1 tỷ USD, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm và linh kiện trị giá 4,5 tỷ USD, điện thoại các loại đứng thứ 2, đạt 2,9 tỷ USD.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.