Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị sản xuất, góp phần chống hạn
Thống kê từ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, mỗi vụ sản xuất, Thanh Hoá có từ 9.500 đến 11.000 ha bị xâm nhập mặn và hạn hán. Năm 2024, dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina sẽ tăng cao. Do vậy, việc lựa chọn cây trồng phù hợp để hạn chế tác động của khô hạn là rất cần thiết.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, năm 2024 toàn tỉnh có từ 9 đến 10 nghìn ha có khả năng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn. Trước mắt, ngành nông nghiệp đang nỗ lực chuyển đổi trên 1.500 ha vùng có nguy cơ cao để hạn chế thiệt hại.
Hiện nay 24 xã có diện tích thường xuyên bị hạn và xâm nhập mặn đã chuyển được từ 35 đến 40% diện tích thuộc vùng thiếu nước sang trồng cây chịu hạn và có thể sử dụng hệ thống tưới cục bộ như : bí xanh, các loại dưa, cây ăn quả, tăng cường các giống lúa có khả năng chịu mặn; triển khai nhanh các dự án thau chua, rửa mặn và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.
Ông Trịnh Văn Chất, Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai khẩn trương các giải pháp để chuyển đổi cây trồng có giá trị cao hơn, đồng thời khuyến khích phát triển mô hình nhà lưới, tưới nhỏ giọt để hạn chế sử dụng nước".
4 tháng đầu năm 2024 Thanh Hoá đã chuyển đổi được trên 700 ha cây trồng chịu hạn. Tính chung từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 22 nghìn ha đất trồng lúa bị hạn, năng suất thấp sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi
Sau khi tốt nghiệp Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định tại một thành phố lớn phía nam nhưng thanh niên dân tộc Mường Quách Ngọc Cường, ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh vẫn nung nấu ước mơ khởi nghiệp trên quê hương mình. Năm 2021, Cường quyết định "bỏ phố về rừng", bắt tay vào tìm hiểu, thử nghiệm nuôi dúi và đã bước đầu gặt hái được thành công.
Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế
Một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: "Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới". Với tinh thần ấy, tỉnh đã phổ biến, quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Thanh Hoá phát triển nhanh, bền vững.
Hoàn thiện các chính sách tài chính xanh ở Việt Nam
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh bằng cách hướng nguồn vốn vào năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh. Tại Việt Nam, các chính sách tài chính xanh đang được hoàn thiện, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm thiểu khí thải các-bon.
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa, bão
Do ảnh hưởng của mưa, bão, môi trường bị ô nhiễm dễ phát sinh và phát tán dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để hạn chế dịch lây lan, bùng phát dịch bệnh, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng
Theo số liệu thống kê từ các công ty bảo hiểm, số lượng khách hàng yêu cầu bồi thường tăng vọt sau cơn bão với tổng giá trị ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
Tại Công điện số 95 ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Thanh Hóa có 80.000 ha cây trồng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, 9 tháng năm 2024, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh sản xuất cây trồng giá trị kinh tế cao theo hướng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.
Phấn đấu gieo trồng hơn 46.000 ha cây trồng vụ đông
Tiếp tục xác định vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo, ngành nông nghiệp Thanh Hoá đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn đối tượng cây trồng chủ lực trong vụ Đông 2024 - 2025, gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại.
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Thành công ấn tượng của ngành mía đường sau vụ ép 2023 - 2024
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ ép mía 2023 - 2024, ngành mía đường Việt Nam đã hoàn thành với sản lượng đạt trên 11,2 triệu tấn mía, sản xuất được gần 1,2 triệu tấn đường các loại. Trong vòng 4 vụ liên tiếp, sản lượng mía ép đạt mức tăng 166% và sản lượng đường đạt mức tăng 161%.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.