ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyển đổi số báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay

Chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước.

21/08/2023 08:58
Chuyển đổi số báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay - Ảnh 1.

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo chí nước ta đã và đang từng bước phát triển để phù hợp với xu thế của công nghệ, thông tin và truyền thông đồng thời kết hợp chặt chẽ nhiều loại hình, phương tiện và tăng độ bao phủ cả trong nước và quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, truyền thông trong tình hình mới. Báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước các khó khăn, thách thức mới, trong đó có sự ảnh hưởng vừa tích cực vừa có nhiều biến động trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thách thức, cơ hội của tiến trình chuyển đổi số trên thế giới và tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Dự báo trước các tác động đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, theo đó mục tiêu của chiến lược là: “Chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số”. Thực hiện chuyển đổi số các cơ quan báo chí truyền thông chính là sự thay đổi về tổng thể và toàn diện kể cả phương thức, cách làm việc, mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí, là sự thay đổi quan trọng về nhận thức và thái độ của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí. Đồng thời, là hoạt động phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa dịch vụ, đa phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chính trị như định hướng thông tin và định hướng dư luận trong bối cảnh mới của cách mạng Việt Nam.

Trên cơ sở đó, chuyển đổi số báo chí truyền thông cần tập trung vào bám sát quy hoạch báo chí 2019 và Quyết định 348/QĐ-TTg ngày 6/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, các cơ quan báo chí hoạt động vận hành theo mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số, cơ quan báo chí đưa nội dung trên các nền tảng số và ứng dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tập trung, ứng dụng trí thông minh nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Trên cơ sở đó, cần quan tâm triển khai các nội dung sau.

Một là, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý về chuyển đổi số đối với cơ quan báo chí và các cơ quan quản lý nhà nước như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện rà soát, xây dựng, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật về báo chí truyền thông và các văn bản có liên quan nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của các cơ quan báo chí vừa tổng thể vừa toàn diện vừa chi tiết để tạo nền tảng và hành lang pháp lý thông thoáng cho sự phát triển của các cơ quan báo chí.

Hai là, xây dựng mô hình hội tụ tại các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan báo chí trọng điểm như Báo Nhân dân; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam… làm nền tảng và tiền đề cho các cơ quan báo chí khác ở cả Trung ương và địa phương học tập, xây dựng mô hình phù hợp với bối cảnh của từng cơ quan, đơn vị. Tổ chức tòa soạn theo hướng hội tụ công nghệ và nội dung. Hội tụ công nghệ và nội dung hướng tới việc tập trung cách thức quản lý, cách thức tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí truyền thông và sự kết hợp các phương tiện truyền thông nhằm cung cấp một nền tảng thống nhất tại cơ quan báo chí truyền thông từ chức năng, phương thức phát hành, quyền sở hữu, hình thái tổ chức… Hội tụ công nghệ và nội dung là hệ quả của sự ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực báo chí truyền thông nhằm thống nhất về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để cung cấp tiện ích tốt nhất cho công chúng và độc giả. Hội tụ công nghệ và nội dung cho phép các cơ quan báo chí truyền thông xây dựng một nền tảng công nghệ  hiện đại, đưa toàn bộ hoạt động nghiệp vụ lên môi trường số nhằm giúp các cơ quan báo chí truyền thông nắm bắt kịp thời thông tin, nhu cầu thông tin của công chúng, từ đó xây dựng các tuyến bài đáp ứng các nhu cầu, đúng thời điểm của công chúng đồng thời bảo vệ hoạt động của cơ quan báo chí trên môi trường số.

Ba là, phát triển các sản phẩm báo chí đa nền tảng, đa dịch vụ và đa phương tiện. Trên cơ sở phát triển các sản phẩm báo chí bằng nhiều phương tiện như viết, nghe, nhìn, trực tuyến và có thể trải nghiệm qua nhiều hình thức trình diễn như nội dung, hình ảnh, video, đồ họa, âm thanh trên một sản phẩm báo chí, đồng thời, phát triển các dòng sản phẩm báo chí truyền thông dựa trên nền tảng số, công cụ số để hình thành báo chí số. Tích hợp các sản phẩm báo chí dựa trên đa nền tảng, đa dịch vụ như tích hợp nội dung thông qua hợp tác với các đối tác để phát hành trên nhiều nền tảng, kể cả các nền tảng phi báo chí như các ứng dụng mua sắm, ứng dụng ngân hàng…. Đồng thời, ứng dụng dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo trong hoạt động báo chí truyền thông, đặc biệt trong các hoạt động sáng tạo các tác phẩm. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hầu hết dựa vào các nền tảng khác nhau để hỗ trợ các hoạt động của cơ quan báo chí, truyền thông để khai thác tối đa tài nguyên của mình để phục vụ công chúng một cách hiệu quả nhất. Khi internet phát triển và tác động mạnh mẽ tới các cơ quan báo chí, truyền thông thì có nhiều nghiên cứu về xu thế của báo chí đa nền tảng dựa trên các hành vi của công chúng. Ban đầu, website được ưu tiên (web-first), sau đó là nội dung số (digital first) để chỉ một chiến lược số cho tòa soạn cụ thể. Gần đây, thiết bị di động lại được ưu tiên (mobile first) cũng như ưu tiên phát thông tin tới mạng xã hội (social first) với mục tiêu sản xuất các sản phẩm báo chí, truyền thông hướng tới việc phù hợp với thiết bị di động, phù hợp với sự nhanh nhạy của truyền thông xã hội và mạng xã hội. Khi thông tin phải tìm tới công chúng thì việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn là cách tốt nhất để các cơ quan báo chí truyền thông tiếp cận đến công chúng một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Chuyển đổi số báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay - Ảnh 2.

Hội thảo "Chuyển đổi số, truyền thông đa phương tiện - Xu hướng tất yếu của sự phát triển trong báo chí hiện đại" - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Bốn là, phát triển nội dung số, trong đó ứng dụng công nghệ để phát triển sản phẩm báo chí số, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất nội dung số và nâng cao chất lượng trải nghiệm của công chúng. Theo đó, công chúng được tiếp cận thông tin trên môi trường số mọi lúc mọi nơi và không bị hạn chế về không gian, thời gian hay vị trí địa lý. Dưới tác động của công nghệ, công nghiệp nội dung số đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có giá trị trí tuệ cao và là phương tiện để hiện thực hóa xã hội thông tin và xã hội tri thức. Đồng thời, nội dung số cũng cho phép sáng tạo và thể hiện các sản phẩm báo chí truyền thông trên các nền tảng khác nhau để tăng sự tương tác với đa dạng công chúng, đồng thời phân phối và triển khai nội dung nhanh hơn, rộng hơn và chính xác hơn theo nhu cầu của độc giả.

Năm là, các cơ quan báo chí truyền thông cần tiếp cận và triển khai hình thức cá nhân hóa và tùy biến các sản phẩm báo chí truyền thông. Khi báo chí truyền thông dựa trên internet và công nghệ số, công chúng có khả năng tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn đến các dòng thông tin, xóa nhòa “biên giới” trong môi trường truyền thông. Ranh giới về địa lý, hành chính quốc gia trên không gian mạng bị “xóa mờ”, quá trình thông tin và tiếp nhận thông tin của công chúng được thực hiện liên tục, thông qua quy mô rộng lớn. Việc thông tin tự tìm đến với công chúng làm cho vấn đề cá nhân hóa và tùy biến để đáp ứng cho nhu cầu của từng công chúng ngày càng hiện hữu. Nhu cầu của công chúng đối với sản phẩm báo chí truyền thông theo yêu cầu, cá nhân hóa giao diện, cá nhân hóa cách tiếp cận thông tin đã tạo ra sân chơi mới cho các phương tiện báo chí truyền thông.

Sáu là, phát triển kinh tế báo chí truyền thông theo hướng tự chủ của các cơ quan báo chí. Hoạt động kinh tế báo chí truyền thông cần đảm bảo phù hợp với pháp luật và tôn chỉ, mục đích cũng như đảm bảo nhiệm vụ chính trị. Cần có các giải pháp đồng bộ khi các sản phẩm báo chí được tham gia thị trường như một loại hàng hóa đặc biệt, đồng thời có hành lang pháp lý để hoạt động quảng cáo của cơ quan báo chí đi vào thực chất, hiệu quả.

Bảy là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực báo chí truyền thông vừa “hồng” vừa “chuyên”. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành báo chí tập trung cập nhật kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trong môi trường báo chí số trong các chương trình đào tạo cho sinh viên hệ đại học và các hệ sau đại học. Cần xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo và đào tạo lại đối với nhà báo theo nhiều hình thức khác nhau theo hướng tăng cường về mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo bám sát sự phát triển và xu thế của báo chí hiện đại, tập trung vào trang bị kiến thức và kỹ năng huyên ngành, nâng cao tính chủ đọng và kỹ năng của nhà báo.

Tám là, cần sớm hình thành nền tảng báo chí số quốc gia. Trong đó, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí số quốc gia trên cơ sở phát huy mô hình tòa soạn hội tụ, chỉa sẻ và triển khai các dịch vụ trên môi trường mạng cho phép các cơ quan báo chí cùng tham gia, giao dịch, cung cấp dịch vụ theo hướng đơn giản, thuận tiện, theo yêu cầu của các cơ quan báo chí, từ đó hình thành hệ sinh tái nền tảng số cho hệ thống các cơ quan báo chí Việt Nam. Thông qua nền tảng số quốc gia, cho phép kết nối các cơ quan báo chí để có thể phát triển và chia sẻ dữ liệu rộng khắp trên cơ sở tận dụng nguồn lực, dữ liệu của các cơ quan báo chí.

Chín là, thực hiện hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Các cơ quan báo chí truyền thông cần tăng cường hợp tác với các cơ quan báo chí trongvà ngoài nước nhằm hướng tới việc chia sẻ tri thức, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu để phát triển hoạt động báo chí phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nhân văn, hiện đại vừa tiếp cận với cái mới vừa đảm bảo an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra một thời đại mới cho các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp báo chí, truyền thông, thời đại của kết nối internet vạn vật và trí thông minh nhân tạo. Bên cạnh đó, sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là sự ảnh hưởng của chuyển đổi số, cách làm báo đã hoàn toàn thay đổi so với môi trường truyền thống. Theo đó, chuyển đổi số nhằm xây dựng báo chí phát triển theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ, đóng vai trò trụ cột trong định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội. Phát triển sản phẩm báo chí số, thay đổi cách thức sản xuất nội dung số, truyền thông số, nâng cao chất lượng trải nghiệm của độc giả. Chuyển đổi số đã mang lại xu thế của sự hội tụ về công nghệ, xuất bản theo yêu cầu của người dùng và các nền tảng báo chí mới đã ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu đó. Báo chí, truyền thông Việt Nam đang dần chuyển dịch để bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên báo chí số.

“Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” và “Rà soát quy hoạch ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa” - Văn kiện Đại hội XIII của Đảng  

https://hoinhabao.vn/Chuyen-doi-so-bao-chi-truyen-thong-o-Viet-Nam-hien-nay_bv-54309

Nguồn: hoinhabao.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các anh hùng liệt sĩ

Dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và các anh hùng liệt sĩ

19:48 , 22/01/2025

Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chuẩn bị đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng ngày 22/1, đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, các Mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ.

Quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

18:05 , 22/01/2025

Vào thời điểm này, tội phạm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ gia tăng, với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi. Để bảo vệ quyền lợi, sức khoẻ của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán, Công an tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần bình ổn thị trường hàng hoá, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng vui xuân, đón Tết an toàn.

Vựa cá chép đỏ Thanh Hóa nhộn nhịp trong dịp Tết Ông Công Ông Táo

Vựa cá chép đỏ Thanh Hóa nhộn nhịp trong dịp Tết Ông Công Ông Táo

18:04 , 22/01/2025

Hàng năm, cứ vào dịp 23 tháng Chạp, các khu phố Tân Cổ, Bái Trúc, Tân Hậu, thuộc thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa lại nhộn nhịp cảnh mua bán cá chép - loại cá được dân gian quan niệm là "phương tiện" để ông Công, ông Táo chầu trời.

"Tết sum vầy - xuân ơn Đảng" ở thành phố Sầm Sơn

"Tết sum vầy - xuân ơn Đảng" ở thành phố Sầm Sơn

18:02 , 22/01/2025

Chiều ngày 21/1, Liên đoàn Lao động thành phố Sầm Sơn đã tổ chức chương trình "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" năm 2025 và công bố Quyết định thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá xã Đại Hùng, thành phố Sầm Sơn.

Vĩnh Lộc tổ chức Lễ thượng nêu và trao giải Cuộc thi video ảnh "Rực rỡ cố đô"

Vĩnh Lộc tổ chức Lễ thượng nêu và trao giải Cuộc thi video ảnh "Rực rỡ cố đô"

16:49 , 22/01/2025

Chiều ngày 21/1, tại Trung tâm Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc đã diễn ra lễ thượng nêu - thả cá ông Công và trao giải Cuộc thi video ảnh mùa hè Di sản Thành Nhà Hồ với chủ đề: "Rực rỡ cố đô".

Trao quà và kinh phí đỡ đầu cho trẻ mồ côi khó khăn huyện Ngọc Lặc

Trao quà và kinh phí đỡ đầu cho trẻ mồ côi khó khăn huyện Ngọc Lặc

16:10 , 22/01/2025

Nhân dịp đón Xuân Ất Tỵ, chiều ngày 21/1, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Dạ Lan tổ chức chương trình "Tết sum vầy - kết nối yêu thương" cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.

Trao 85 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Bá Thước

Trao 85 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Bá Thước

15:28 , 22/01/2025

Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Bá Thước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tổ chức Chương trình "Tết Nhân ái", trao 85 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Cốc, xã Thiết Ống và thị trấn Cành Nàng.

Thạch Thành: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Thạch Thành: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

14:05 , 22/01/2025

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạch Thành vừa phối hợp với xã Thành Trực tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở.

Chuyển đổi số có thể giúp du lịch Việt Nam tăng trưởng hai chữ số

Chuyển đổi số có thể giúp du lịch Việt Nam tăng trưởng hai chữ số

11:05 , 22/01/2025

Dựa trên tài nguyên, con người và văn hóa Việt Nam kết hợp với chuyển đổi số, ngành du lịch hoàn toàn đủ khả năng đạt tăng trưởng hai chữ số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tập trung kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết

Tập trung kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết

10:28 , 22/01/2025

Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân thường tăng khoảng 20 - 30% so với ngày thường, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm. Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.