Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp ở huyện Như Thanh
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là động lực tạo sự phát triển đột phá, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đang dành nguồn lực và đề ra các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số , mà trọng tâm là xây dựng chính quyền số, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Huyện Như Thanh: Chuyển đổi số để nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp
Xác định hạ tầng số có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả và sự bền vững của chuyển đổi số, huyện Như Thanh đã tập trung phát triển hạ tầng số đi trước một bước để đảm bảo sẵn sàng và tạo động lực đẩy mạnh chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn.
Hiện nay, các phòng, ban, ngành của huyện, UBND các xã, thị trấn đều được kết nối hệ thống mạng Internet băng thông rộng, 14/14 xã, thị trấn có hệ thống phòng họp trực tuyến, hệ thống phòng họp không giấy tờ hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt công tác chỉ đạo điều hành từ huyện đến xã.
Ông Vũ Đức Dũng, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3,4, chúng tôi tiếp nhận trên môi trường điện tử, sau đó chuyển lại cho các phòng ban giải quyết theo đúng thời gian quy định".
Tại huyện Như Thanh, đến cuối tháng 3 năm 2023, tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến mức độ 3 và 4 ở cấp huyện đều đạt tỷ lệ 100%, ở cấp xã tỷ lệ đều đạt trên 95%, vượt chỉ tiêu tỉnh giao.
Hầu hết các thôn bản, tại các địa điểm phức tạp về an ninh đều gắn Camera để giám sát; 142/159 thôn, bản, khu phố lắp đặt wifi miễn phí tại các Nhà văn hóa phục vụ người dân truy cập Internet. Năm 2023, Như Thanh phấn đấu có thêm 6 xã hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số.
Ông Đặng Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để hoàn thành mục tiêu đề ra, chúng tôi tập trung đào tào cán bộ, ưu tiên cho các xã về trước các trang thiết bị kỹ thuật để hoàn thành mục tiêu đề ra. Lực lượng công an, cấp ủy chính quyền đều phải tham gia tích cực vào chuyển đổi số".
Với mục tiêu phát triển chính quyền số để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, phát triển kinh tế số, xã hội số để cải thiện mức sống của người dân, huyện Như Thanh đang tập trung các nguồn lực để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đến năm 2024 có 100% xã, thị trấn trên địa bàn hoàn thành chuyển đổi số theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.
Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là hơn 4.400 sự cố, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm
Theo thống kế, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng tiên phong trong công tác chuyển đổi số
Vừa qua, ông Hoàng Văn Thắng, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Hổ Thôn, xã Định Hưng, huyện Yên Định vinh dự được tham gia buổi tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm" cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Đây là một trong những điển hình trong chuyển đổi số tại địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trực tuyến
Gần đây, các thủ đoạn tinh vi như giả mạo danh tính cơ quan tư pháp hay các cơ quan Nhà nước đã trở nên phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.
Từ 25/12, người dùng mạng xã hội phải xác thực số điện thoại
Theo Nghị định 147 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực số điện thoại mới được hoạt động. Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.