Chuyển đổi số góp phần nâng cao các chỉ số đánh giá năng lực cấp tỉnh
Năm 2022, Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước về chỉ số PAPI, đứng thứ 5 về chỉ số SIPAS và đứng thứ 10 về chỉ số PAR INDEX. Trong kết quả này, nỗ lực chuyển đổi số đã góp phần quan trọng để Thanh Hóa cải thiện, nâng cao các chỉ số đánh giá tỉnh.
Hiện nay, 100% các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã trên địa bàn Thanh Hóa đã vận hành cổng thông tin điện tử như một kênh thông tin chính thức của địa phương; triển khai rộng rãi kênh phản hồi Thanh Hóa và sử dụng các phần mềm, nhóm chung trên điện thoại để ghi nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân về cung cách làm việc, thái độ ứng xử của cán bộ cũng như cấp ủy chính quyền. Chính vì vậy, trong kết quả Chỉ số SIPAS của Thanh Hóa năm 2022, các chỉ số về mức độ hài lòng của người dân đối với thủ tục hành chính, kết quả dịch vụ và tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị xếp thứ 8 cả nước.
Ông Phạm Ngọc Danh, Thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Có những thông tin gì là chúng tôi đều báo cáo bằng cổng điện tử chứ cũng không phải chạy đây lên thị trấn để báo cáo, giúp người dân chúng tôi bớt thời gian đi lại. Và chúng tôi còn xem trên cổng phản hồi của Thanh Hóa, xem mọi thông tin rồi cách trả lời của Thanh Hóa."
Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Xã đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn cho đội ngũ cán bộ về chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phục vụ người dân tốt hơn."
Thanh Hóa xác định công tác cải cách hành chính gắn với việc duy trì, cải thiện và nâng cao chất lượng, thứ hạng các Chỉ số về cải cách hành chính và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nỗ lực chuyển đổi số sẽ góp phần rất lớn, mang lại hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng trong quản trị và hành chính công, đem lại lợi ích thiết thực và sự hài lòng cho Nhân dân.
Năm 2025, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7%
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thiệu Hóa: Gần 1.400 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Như Xuân trồng mới 150 ha cây ăn quả
Năm 2024, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới gần 150 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn đạt hơn 1.330 ha.
Năm 2024, huyện Như Thanh phát triển thêm 17 trang trại
Trong năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phát triển thêm 17 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 42 trang trại, trong đó: có 30 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại tổng hợp và 4 trang trại trồng trọt.
Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là thời điểm tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm. Nắm bắt nhu cầu mua sắm của người dân, thời điểm này, các đơn vị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị nguồn hàng hóa các loại. Năm nay, nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết khá đa dạng, dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh dịp cuối năm
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất trong năm nên các daonh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.