Chuyển đổi số hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp
Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số chưa đồng bộ, người dân tiếp cận công nghệ còn hạn chế, đây là những điểm nghẽn trong chuyển đổi số tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, ngay từ đầu năm 2024, các địa phương trong tỉnh đã tập trung khắc phụ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Tại bộ phận một cửa xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa, các thủ tục hành chính đều được cập nhật, niêm yết, công khai, minh bạch. Người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch, tùy theo từng loại hồ sơ, sẽ được cán bộ công chức hướng dẫn cụ thể về quy trình, các bước triển khai, để có thể dễ dàng thực hiện cả bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi số của thành phố, Hoằng Quang đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Sỹ Hùng, Xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Đến cán bộ hướng dẫn 1,2 lần là mình có thể làm trên điện thoại được, rất nhanh gọn. Trước phải lên ttận thành phố, giờ làm tại xã cũng được, nhanh gọn, tiết kiệm mà tiện lợi".
Còn đối với xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, trong quá trình thực hiện các tiêu chí chuyển đổi số, xã còn gặp một số khó khăn về việc vận động doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử, vận động người dân trưởng thành sử dụng chữ kí số và xây dựng đài truyền thanh thông minh.
Xác định khó khăn vướng mắc ở đâu, tập trung tháo gỡ ở đó, ngay từ đầu năm 2024, Nga Thái đã triển khai kế hoạch chuyển đổi số đến từng thôn và các tổ công nghệ số cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân sử dụng các ứng dụng, công nghệ thiết thực, phục vụ đời sống. Đồng thời, huy động các nguồn lực, đầu tư, hoàn thiện các tiêu chí chuyển đổi số.
Bà Mai Thị Loan, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Tập trung vào những tiêu chí đang còn khó khăn để chúng tôi sẽ cố gắng. Đặc biệt, là tiếp tục tuyên truyền người dân, doanh nghiệp hoàn thành các tiêu chí. Doanh nghiệp làm hợp đồng điện tử, người dân muốn đạt đến tiêu chí 100% người dân có chữ ký số, tiếp nữa là hệ thống truyền thanh thông minh".
Để chuyển đổi số thành công thì hạ tầng số phải đi trước một bước. Xác định yếu tố hạ tầng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả chuyển đổi số, do vậy, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên và nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin.
Trong năm 2024, các đơn vị, địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục duy trì hạ tầng kỹ thuật phục vụ hệ thống Hội nghị trực tuyến đồng bộ ở cả 3 cấp chính quyền và kết nối với hệ thống Hội nghị trực tuyến quốc gia. Đồng thời, tiếp tục duy trì đảm bảo 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng. Duy trì, đảm bảo việc kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng ổn định, thông suốt từ Trung ương đến cấp xã để phục vụ chính quyền số. Tiếp tục rà soát, đầu tư nâng cao chất lượng sóng tại các khu vực miền núi, đảm bảo tốc độ mạng viễn thông di động. Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ông Phạm Xuân Quỳ, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá
Bên cạnh xây dựng chính quyền số, chính quyền cơ sở cũng đang tập trung thực hiện tiêu chí xã hội số với các lĩnh vực Y tế, Giáo dục và An ninh trật tự. Trong đó, việc triển khai hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tại các tuyến giao thông trục chính tiếp tục được đầu tư thực hiện nhằm kịp thời phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật và tai nạn giao thông trên địa bàn. Các trường học tiếp tục sử dụng phần mềm Vnedu để quản lý học sinh, đổ điểm điện tử, thời khóa biểu, sổ liên lạc điện tử … Ngoài ra, các địa phương tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào các trường học thông qua việc đầu tư xây dựng phòng học thông minh trên địa bàn.
Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền cơ sở, người dân cũng đã từng bước sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy hiệu quả những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Đây là nền tảng để Thanh Hóa phấn đấu đạt được mục tiêu có ít nhất 1 huyện được công nhận chuyển đổi số cấp huyện và 240 xã, phường, thị trấn được công nhận chuyển đổi số cấp xã theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025.
Hướng dẫn xử lý hơn 4.000 sự cố tấn công mạng
Hơn 4.000 là số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố đã được Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 8 tháng năm 2024.
Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Lập kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chuyên môn thực hiện một số nội dung về tăng cường công tác ngầm hóa cáp viễn thông tại địa phương.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tăng cường ứng dụng vào sản xuất, phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP của Thanh Hóa.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Việt Nam nhận tài trợ hơn 1.000 phần mềm thiết kế vi mạch bán dẫn
18 trường đại học ở Việt Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được nhận tài trợ hơn 1.000 bộ bản quyền phần mềm thiết kế bo mạch từ các tập đoàn công nghệ của nước ngoài. Sự kiện này đã góp phần hiện thực hóa Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.
Huy động nguồn lực đầu tư cho Khoa học và Công nghệ
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung huy động nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là huy động nguồn lực của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi
Thời gian qua, ngành chăn nuôi Thanh Hóa đã có bước phát triển đáng kể với tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người chăn nuôi chú trọng xử lý chất thải, hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh học và các giải pháp sinh học trong chăn nuôi.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 841 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Với diện tích sản xuất quy mô lớn, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành và sản xuất. Từ đó, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.