Chuyển đổi số tại các xã miền núi Thanh Hóa - thách thức và cơ hội
Chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Ở khu vực miền núi của tỉnh với những đặc thù riêng, việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi số đang đặt ra nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để làm thay đổi đời sống của người dân và tạo động thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa ở địa phương.
Năm 2023, xã Trung Hạ là 1 trong xã của huyện Quan Sơn được lựa chọn để thực hiện chuyển đổi số cấp xã. Trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình thực tế của địa phương, xã đã tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ công chức, giúp cho công tác chỉ đạo điều hành và phục vụ người dân được tốt hơn.
Ông Hà Công Úy, Chủ tịch UBND xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ công chức trong thực hiện công tác chuyển đổi số, áp dụng vào công việc."
Tại xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, với đặc thù đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 90% dân số, khi thực hiện chuyển đổi số, Ban chỉ đạo của xã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là phải làm cho người dân hiểu được chuyển đổi số là gì, đồng thời thấy được lợi ích khi ứng dụng công nghệ số vào đời sống và sản xuất kinh doanh, từ đó chủ động tham gia thực hiện. Các tổ công nghệ số cộng đồng tại các bản đã được thành lập và đi vào hoạt động, thành viên của tổ đến từng nhà trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị công nghệ để phục vụ cuộc sống.
Ông Lâu Văn Dế, Bản Na Tau, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Dùng điện thoại thông minh bà con cũng được nhiều cái, đọc được nhiều thông tin hơn. Vào các nhóm zalo rồi bạn bè ốm đau lại thông báo vào đó, dễ dàng cho bà con chúng tôi. Rồi người dân trao đổi buôn bán qua cái điện thoại cũng thuận lợi hơn."
Những khó khăn lớn nhất của các địa phương miền núi khi thực hiện chuyển đổi số, đó là hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, mặt bằng dân trí và điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều hạn chế. Nhiều hộ dân chưa đủ điều kiện để mua sắm các thiết bị thông minh, hoặc do thói quen sinh hoạt nên chưa quen với việc ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống hàng ngày. Để thay đổi nhận thức và hành vi của người dân, cách hiệu quả nhất là làm cho họ nhìn thấy trực tiếp những lợi ích do chuyển đổi số mang lại, bắt đầu từ những việc liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như nhu cầu thông tin giải trí, mua sắm và thanh toán, cho đến việc thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến ở xã, huyện.
Năm 2023, toàn tỉnh sẽ có 132 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số. Với hơn 200 đơn vị cấp xã, kết quả thực hiện chuyển đổi số của 11 huyện miền núi có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch chuyển đổi số của toàn tỉnh. Nếu vượt qua được các khó khăn, thách thức, thực hiện thành công chuyển đổi số sẽ góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân và tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở khu vực này.
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:
Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí
Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.
Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản
Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.