Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch ở Thanh Hóa
Hiện nay, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch đang trở thành xu thế tất yếu, góp phần quan trọng để du lịch cả nước, trong đó có du lịch Thanh Hóa phục hồi mạnh mẽ sau Đại dịch Covid 19; bắt kịp đà phát triển nhanh chóng, hiện đại của du lịch toàn thế giới.
Tại Thanh Hóa, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch diễn ra tương đối mạnh thời gian qua. Tháng 4 năm 2022, Thanh Hóa ra mắt Sản phẩm du lịch thông minh MobiFone Smart Travel. Đây là kết quả hợp tác ba bên giữa Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone. Dự án du lịch thông minh tại Thanh Hóa được triển khai trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tập trung xây dựng ứng dụng du lịch thông minh và thực hiện thành công số hóa nhiều địa điểm du lịch của Thanh Hóa với các tính năng: Trải nghiệm du lịch VR 360; trải nghiệm du lịch nội khu bằng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR; tìm kiếm và tra cứu thông tin du lịch… Hiện tại tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Mobifone thực hiện số hoá du lịch tại các địa danh nổi tiếng như: Khu di tích Lam Kinh, Pù Luông, Thành nhà Hồ, Đền Nưa - Am Tiên. Giai đoạn 2 sẽ tập trung phát triển các tính năng nâng cao về kết nối các tổ chức lưu trú, lữ hành, nhà hàng, khu giải trí.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh là một trong những địa điểm du lịch được chọn để thực hiện giai đoạn 1 của dự án này. Du khách tới tham quan sẽ được thuyết minh viên hướng dẫn cài đặt ứng dụng MobiFone Smart Travel. Trong điều kiện không có thuyết minh viên, bảng hướng dẫn chi tiết được đặt ngay tại vị trí trung tâm - Ngọ Môn của khu di tích - sẽ giúp du khách có thể cài đặt và sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng. Ứng dụng MobiFone Smart Travel tích hợp những thông tin cơ bản về điểm di tích Lam Kinh với những hình ảnh được tái hiện sinh động, hoàn chỉnh và sẵn sàng trên các kho ứng dụng của Apple Stone, Google Play Store. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, du khách có thể tìm kiếm, lựa chọn và trải nghiệm không gian ảo của khu di tích.
Trên thực tế, trước khi triển khai dự án Sản phẩm du lịch thông minh, Ban quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm chuyển đổi số hoạt động du lịch. Từ năm 2009, Ban quản lý đã xây dựng trang Web riêng, đăng tải các thông tin, hình ảnh, video clip… liên quan đến Khu di tích lên nền tảng internet. Thông qua trang Web này, du khách có thể tìm hiểu thông tin về khu di tích, đặt vé tham quan từ trước.
Có thể nói, chuyển đổi số góp phần không nhỏ trong việc giúp Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh phục hồi nhanh chóng các hoạt động du lịch sau đại dịch Covid -19. Hết tháng 7 năm 2022, lượng khách đến với Lam Kinh đã đạt trên 200 ngàn lượt người, vượt chỉ tiêu của cả năm 2022.
Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ cũng là một trong những đơn vị tích cực chuyển đổi số trong hoạt động du lịch. Trước khi hợp tác với MobiFone thực hiện dự án sản phẩm du lịch thông minh, Trung tâm đã tích cực triển khai các giải pháp chuyển đổi số.
Trung tâm đã lắp đặt tại mỗi điểm di tích của Khu di sản Thành Nhà Hồ một Maker, tích hợp mã QR Code. Khi du khách tải ứng dụng từ App và cài đặt, quét mã QR, có thể cập nhật ngay các thông tin liên quan đến di tích đó. Điều này giúp việc nắm bắt, quảng bá thông tin Thành Nhà Hồ trở nên dễ dàng hơn. Các du khách không hoặc chưa có điều kiện đến với Thành Nhà Hồ cũng có thể cập nhật thông tin đầy đủ về Di sản thế giới này.
Từ năm 2019-2021, Trung tâm bảo tồn Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ đã xây dựng Chương trình thuyết minh 3D. Chương trình giới thiệu tổng quát về các giá trị nổi bật của di sản thành nhà Hồ, trong đó nhấn mạnh giá trị nổi bật của cả khu vực lõi và khu vực đệm của di sản thế giới này. Khi du khách truy cập chương trình, có thể tìm hiểu, cập nhật mọi thông tin về Khu di sản. Với việc xây dựng chương trình này, Trung tâm bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ được xem là một trong những đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số ở lĩnh vực quản lý và phát huy giá trị di sản, đặc biệt là hoạt động du lịch.
Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ đang tiến hành số hóa các hiện vật tại gian trưng bày. Các hiện vật sẽ được chụp ảnh, đánh số, cập nhật thông tin, sau đó chuyển sang lưu trữ ở dạng file mềm trên các nền tảng số. Điều này cho phép phục vụ nhanh chóng nhu cầu lưu trữ, tìm hiểu thông tin của cán bộ, nhân viên Trung tâm cũng như du khách. Hiện nay, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã cung cấp phần mềm Quản lý hiện vật và các di tích, được Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tích cực triển khai ứng dụng.
Tháng 6 vừa qua, MobiFone tiếp tục ký kết với UBND tỉnh Thanh Hóa về hợp tác chuyển đổi số. Riêng ở lĩnh vực du lịch, MobiFone hỗ trợ, tham vấn giải pháp chuyển đổi số nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Thanh Hóa đến với Nhân dân trong nước và du khách Quốc tế…
Với những tín hiệu đáng mừng thời gian qua, việc chuyển đổi số trong hoạt động du lịch Thanh Hóa hứa hẹn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, làm khởi sắc du lịch tỉnh nhà sau những năm khó khăn vì đại dịch Covid-19; góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà ngành Văn hóa- Thể thao và Du lịch đề ra trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Sơn La và tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Chiều ngày 20/12, tại Thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch giữa hai tỉnh năm 2024. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Công thương; lãnh đạo các Sở, ngành, huyện thị, các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa.
Những điểm du lịch sinh thái trong lòng thành phố
Giữa thành phố náo nhiệt, có những không gian xanh yên bình đang được đưa vào phát triển du lịch sinh thái, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm ấn tượng, khó quên.
Khám phá động Tiên Sơn – Vĩnh Lộc
Ai đã từng đến với vùng non nước Kim Sơn, đắm say lòng mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, hội sơn tụ thủy đều phải thốt lên rằng: Nơi đây thực sự là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho đất và người Vĩnh An (Vĩnh Lộc).
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 18/12, tại Thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự Đại hội có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.