Chuyển đổi số trong hoạt động khám, chữa bệnh.
Công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ khiến các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá không thể đứng ngoài cuộc. Thực tế cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành và khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế là vô cùng cần thiết, tiện ích với cả người bệnh và nhân viên y tế. Với việc thực hiện bệnh án điện tử, triển khai hiệu quả công tác tư vấn, khám bệnh từ xa, phòng khám Đa khoa Medlatec Thanh Hoá là đơn vị y tế tư nhân đi đầu trong chuyển đổi số.
Hiện nay, người đến khám bệnh tại Phòng khám Medlatec đều được thiết lập hồ sơ bệnh án điện tử. Bệnh nhân chỉ cần khai báo và xác nhận bệnh án qua hệ thống máy tự động. Toàn bộ thông tin kết quả khám, điều trị được cập nhật và lưu trữ, bệnh nhân có thể xem ngay trên điện thoại thông minh qua phần mềm APP MEDON. Những bệnh nhân không sử dụng điện thoại thông minh thì được phòng khám cấp thẻ lưu trữ có mã định danh, không cần dùng bệnh án giấy. Ngoài ra, khi sử dụng phần mềm APP MEDON, bệnh nhân còn được nhắc nhở lịch khám và tương tác tư vấn từ xa với bác sỹ.
Ông Nguyễn Văn Hiệu-Giám đốc Công ty TNHH Medlatec Thanh Hoá cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ số giúp rút ngắn thời gian thủ tục khám chữa bệnh; kết nối với các chuyên gia đầu ngành đối với các trường hợp bất thường. Đối với phòng khám cũng giúp giải phóng sức lao đông, tăng hiệu suất khám chữa bệnh. Thời gian tới, phòng khám sẽ tiến tới đầu tư công nghệ nhận diện khuôn mặt".
Tạo môi trường khám, chữa bệnh hiện đại, hướng đến bệnh viện không giấy tờ; tối ưu hóa quy trình khám, chữa bệnh là những mục tiêu mà ngành y tế Thanh Hoá đã, đang triển khai trong quá trình chuyển đổi số. Khi việc ứng dụng công nghệ số được triển khai đồng bộ ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, dữ liệu về bệnh nhân sẽ thông suốt giữa các tuyến, giúp cho việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn.
Hơn 82% hộ gia đình Việt Nam đã có Internet cáp quang băng rộng
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 10 năm 2024, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone đã đạt 88,7%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng là 82,3%, tăng hơn 2% so với thời điểm tháng 2/2024. Đây là thành tựu quan trọng trong việc phát triển các mục tiêu xây dựng hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Mở miễn phí các khóa đào tạo online kỹ năng an toàn thông tin cơ bản
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), việc tuyên truyền, phổ biến và đào tạo để mỗi cá nhân có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin là yếu tố then chốt để tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn. Từ nhận thức trên, Cục An toàn thông tin đã và đang chủ trì triển khai nhiều chương trình, chiến dịch để nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho người dùng.
Triển khai mạng truyền dẫn quang đạt tốc độ lên tới 1,2Tb/s tại Việt Nam
Mới đây, Nokia đã công bố việc nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel sẽ sử dụng giải pháp truyền tải quang của Nokia để đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu ngày càng cao về kết nối 5G, kết nối các trung tâm dữ liệu và kết nối quốc tế.
Tạo khung pháp lý thúc đẩy giao dịch điện tử
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động giao dịch điện tử của cơ quan chính quyền, qua đó thúc đẩy Chính phủ số.
Số hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp
Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Phát động giải thưởng Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội sáng tạo nội dung chống lừa đảo trực tuyến
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và TikTok Việt Nam vừa phát động giải thưởng “Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến”.
Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ nông sản
Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong tiêu thụ nông sản đang là xu thế tất yếu giúp chủ thể sản xuất có cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn cũng như nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Tăng cường liên kết để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống
Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề, nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.