Chuyên gia: Bổ sung vitamin D3 cho trẻ, loại nào thực sự tốt?
Có quá nhiều vitamin D3 được bán trên thị trường khiến nhiều bố mẹ băn khoăn không biết loại nào mới thực sự phù hợp. Hãy cùng chúng tôi phân tích để tìm ra câu trả lời!
Băn khoăn vì có quá nhiều lựa chọn!
Đang mang thai ở tháng thứ 8 nhưng chị Hoài Anh (Quan Nhân, Thanh Xuân, HN) đã sốt sắng tìm mua vitamin D để “dự trữ” cho con khi chào đời.
“Mình dự kiến sinh vào tháng 1 tới, được các chị đồng nghiệp mách sau sinh nên bổ sung vitamin D cho con luôn vì mùa này lạnh không có nắng nên khi lên danh sách các thứ cần sắm, mình liệt kê cả vitamin D cho con” – chị Hoài Anh cho hay.
Tuy nhiên, bà mẹ trẻ này cũng rất phân vân và lo lắng vì: “Có nhiều loại vitamin D với giá cả, xuất xứ khác nhau quá, mình tham khảo trên nhiều diễn đàn thì thấy nhiều mẹ kêu có vitamin D giả nữa nên hoang mang lắm, vẫn chưa quyết định được nên mua loại nào”.
Lo lắng của chị Hoài Anh không phải không có cơ sở khi một số đối tượng lợi dụng tâm lý chủ quan của người tiêu dùng trà trộn hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, tạo ra những vitamin D “đội lốt” hàng xách tay ẩn chứa hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.

Ảnh 1: Cơ quan chức năng Hải Phòng phát hiện lò sản xuất vitamin trẻ em giả tại địa phương này
“Mình rất sợ khi mua hàng xách tay trôi nổi trên thị trường, bạn thử nghĩ xem, nếu phát hiện đó là thuốc giả thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Rồi chẳng may có tác dụng phụ, có phản ứng ngoài ý muốn thì ai chịu trách nhiệm? Chưa kể thuốc chưa được kiểm định và có những thứ sau này mới ảnh hưởng thì mình biết kêu ai” – chị Ngọc Hương (bà mẹ 2 con ở Mỹ Đình, HN) phân tích.
Trước vấn nạn vitamin D giả có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ, bác sĩ Đinh Thị Kim Liên – nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (HN) cho rằng, cách tốt nhất để tránh phải hàng giả là tìm các sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu và phân phối chính hãng của các đơn vị uy tín.
“Không nên mua hàng trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bố mẹ cần kiểm tra kỹ nhãn mác trên bao bì, vỏ lọ về độ sắc nét của tem nhãn, hạn sử dụng, dấu niêm phong để tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng” – bác sĩ Liên nói thêm.

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên.
Bổ sung vitamin D cho trẻ, nên chọn loại nào?
Trước vấn nạn vitamin D giả có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ, bác sĩ Đinh Thị Kim Liên – nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (HN) cho rằng, cách tốt nhất để tránh phải hàng giả là tìm các sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu và phân phối chính hãng của các đơn vị uy tín.
“Không nên mua hàng trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mà nên lựa chọn hàng chính hãng. Bố mẹ cần kiểm tra kỹ nhãn mác trên bao bì, vỏ lọ về độ sắc nét của tem nhãn, hạn sử dụng, dấu niêm phong để tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng” – bác sĩ Liên nói thêm.
Bác sĩ Liên cũng khuyến cáo, mỗi ngày trẻ cần 400 IU vitamin D liều dự phòng, bố mẹ cần bổ sung đúng liều lượng, tránh tình trạng quá liều có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe trẻ. Từng gặp không ít trường hợp bố mẹ quá tay gây quá liều cho con phải sốt sắng đến trung tâm để được tư vấn hoặc cũng không ít trường hợp vì thiếu vitamin D mà trẻ bị ảnh hưởng tới vận động, dáng đi (chân bị vòng kiềng, chữ bát…), bác sĩ Liên nhấn mạnh, bổ sung vitamin D liều dự phòng hàng ngày là cách an toàn nhất và tốt nhất cho trẻ.
Hiện thị trường có nhiều loại vitamin D3 nhưng có thể phân thành hai dạng: Vitamin D3 dạng nhỏ giọt và vitamin D3 dạng xịt. Dạng nhỏ giọt có mặt tại thị trường Việt Nam khá lâu và có khá nhiều sản phẩm, còn dạng xịt hiện chỉ mới có duy nhất thương hiệu Dimao được nhập khẩu chính hãng từ châu Âu.
Ưu điểm nổi trội của sản phẩm dạng xịt là rất dễ sử dụng, không phải đong đếm mất thời gian, không sợ bị quá liều. Mỗi nhát xịt chứa đúng liều chuẩn 400 IU như khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Sản phẩm này có hương dâu, vị xyliton chiết xuất hoa quả tự nhiên, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa hấp dẫn vị giác nên trẻ không còn ám ảnh mỗi lần uống vitamin D.
Đặc biệt, theo bác sĩ Đinh Thị Kim Liên thì: “Khoang miệng là nơi chứa nhiều mao mạch nên nếu xịt trực tiếp vào trong khoang miệng sẽ giúp việc hấp thu vitamin D3 trở nên hiệu quả hơn, trong khi đó nếu pha vào sữa hay nước thì khả năng hấp thu vitamin D3 có thể bị giảm đi đáng kể khi D3 đi vào dạ dày của trẻ. Quan trọng nhất là đúng liều lượng phụ huynh không phải lo lắng khi cho bé uống nữa” – bác sĩ Liên nhận xét.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.