ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyên gia cảnh báo rủi ro từ khu cách ly virus corona ở Vũ Hán

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại về rủi ro phát sinh từ các khu cách ly quy mô lớn mà Trung Quốc đang đặt ở Vũ Hán, Hồ Bắc để ngăn virus Covid-2019 lan rộng.

12/02/2020 20:49

 

Chuyên gia cảnh báo rủi ro từ khu cách ly virus corona ở Vũ Hán - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Người bệnh nằm tại trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế Vũ Hán, nơi đã được biến thành bệnh viện dã chiến. (Ảnh: Reuters)

Theo New York Times, trong bối cảnh virus corona chủng mới tiếp tục lây lan ở Vũ Hán, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp có tính quyết liệt.

Các nhân y tế trong trang phục bảo hộ lao động tới từng nhà trong thành phố và đưa những người dân bị nhiễm virus tới các khu cách ly được chuyển đổi mục đích sử dụng từ nhà thi đấu thể thao, trung tâm hội nghị hay trung tâm triển lãm.

“Không có ai được bỏ trốn nếu không họ sẽ bị lưu tiếng xấu mãi mãi”, Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, người đang dẫn đầu các nỗ lực chống Covid-2019 của chính phủ, cảnh báo.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quan ngại rằng việc cách ly cả hàng nghìn người có thể không ngăn chặn được sự lây lan của mầm bệnh. Trung Quốc hiện ghi nhận hơn 44.000 ca nhiễm virus tại mọi tỉnh thành, mặc dù phần lớn các ca đều ở Hồ Bắc.

Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại đại học Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Tennessee (Mỹ) nhận định rằng động thái của chính phủ Trung Quốc giống như “mất bò mới lo làm chuồng".

Những quan ngại

Ngoài ra, những cơ sở cách ly này cũng gây ra mối quan ngại. Mặc dù, chính quyền Trung Quốc nói rằng chỉ những người bị xác nhận nhiễm virus corona mới được đưa tới đây nhưng New York Times cho rằng Bắc Kinh chưa lý giải cơ chế sàng lọc người bệnh. Điều này làm dấy lên mối quan ngại về việc có thể xảy ra khả năng lây nhiễm chéo một số bệnh khác từ những người trong khu cách ly với nhau.

Bên trong các khu cách ly là giường bệnh khá hẹp nằm sát nhau hoặc giường tầng phân chia bởi các bức tường xây tạm. Các chuyên gia nhận định đây là điều kiện hoàn hảo cho virus lây la. Bên cạnh đó, hiện thời vẫn chưa có nhiều thông tin về phác đồ điều trị các bệnh nhân hoặc họ sẽ bị giữ trong bao lâu.

Theo New York Times, các phương án mà Vũ Hán đang thực hiện gợi nhắc lại nỗ lực của Mỹ năm 1918 chống lại dịch cúm Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tại Vũ Hán, quy mô lớn hơn hẳn với 11 triệu dân.

Tại New York hồi tháng 8/2018, sau khi nhận được thông tin về một con tàu Na Uy mang theo hành khách và thủy thủ bị nhiễm cúm Tây Ban Nha, chính quyền thành phố đã đưa 11 người tới bệnh viện. Sau đó, New York đã phong tỏa luôn cảng.

Sau khi bệnh dịch bùng phát vào mùa thu, các thành phố trên khắp nước Mỹ ra lệnh cấm tụ tập đông người. Nhiều thành phố để người bệnh ở nhà tự cách ly và hồi phục.

Tuy nhiên, một số nỗ lực khi đó đã bất thành. Richmond, Virginia ghi nhận khoảng 10.000 ca nhiễm cúm vào tháng 10/1918 sau khi nỗ lực kiểm soát dịch bệnh ở một căn cứ quân sự gần đó thất bại. Các quan chức thành phố đã biến một trường trung học không sử dụng thành bệnh viện dã chiến 500 giường và đưa người bệnh vào đó.

Theo tiến sĩ Howard Markel, chuyên gia lịch sử ngành y tại đại học Michigan, dù có y tá đến hỗ trợ việc chăm sóc bệnh nhân, điều kiện tại bệnh viện nói trên vẫn khá tệ.

Về cơ bản, biện pháp này không khác gì là dồn người bệnh vào một khu vực kho chứa không đảm bảo điều kiện y tế và không đạt chuẩn. 

 

Chuyên gia cảnh báo rủi ro từ khu cách ly virus corona ở Vũ Hán - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các giường bệnh tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán (Ảnh: EPA-EPE)

New York Times dẫn các báo cáo ban đầu nói rằng các khu cách ly ở Vũ Hán không có thiết bị sưởi và điện chập chờn. Tình trạng thiếu nhân lực và thiết bị y tế vẫn diễn ra.

Theo giáo sư Markel, đây có thể là cách tiếp cận khá lỗi thời với dịch bệnh khi các quan chức y tế quan tâm tới người khỏe mạnh nhiều hơn là người mắc bệnh.

Các chuyên gia cảnh báo rằng những cơ sở cách ly ở Vũ Hán có thể trở thành “ổ dịch mới” nếu bệnh nhân không được sàng lọc kỹ càng.

Người bệnh đã ở trong trạng thái sức khỏe không tốt và các cơ sở như vậy có thể khiến virus và vi khuẩn lây lan dễ dàng, không chỉ virus corona, mà còn có thể là các mầm bệnh khác khi mọi người sống trong không gian chật hẹp.

“Khi chúng ta đưa người vào các cơ sở tạm, thường là trong khi xảy ra bão hoặc thiên tai, chúng ta sẽ quan ngại về mối rủi ro họ mắc bệnh truyền nhiễm”, nhà nghiên cứu Nicole Erret từ đại học Washington, nhận định.

Khuyến nghị từ chuyên gia

Mặt khác, các chuyên gia cảnh báo rằng những người bị đưa vào trại tập trung có thể chỉ bị mắc cúm chứ không hẳn là virus corona chủng mới. Họ có thể an toàn hơn rất nhiều nếu được ở nhà hơn là tới khu vực có nhiều người mắc bệnh.

Chuyên gia Errett cũng cho rằng việc đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực được người thân chăm sóc và tới khu vực cách ly đông đúc có thể tạo nên gánh nặng tâm lý cho người bệnh.

“Trong mọi trường hợp, việc đưa người bệnh và người có nguy cơ mắc bệnh vào một chỗ có thể ngăn dịch lây lan nhưng điều này lại bị đánh đổi lại với việc những người trong khu cách ly không được chăm sóc đúng mực”, tiến sĩ Markel quan ngại.

Một số nhà khoa học bày tỏ ủng hộ quan điểm để người bệnh ở nhà và huấn luyện người thân những kỹ năng chăm sóc cần thiết và biết cách bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm.

Các chuyên gia khuyến nghị chính quyền có thể cung cấp đồ ăn, các dụng cụ vệ sinh và thiết lập đường dây nóng để cung cấp thông tin cần thiết.

Chuyên gia Jennifer Nuzzo của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho rằng điều quan trọng là phải chuẩn bị bệnh viện để điều trị cho các ca nặng nhất, thay vì dồn nguồn lực cho những ca ít nghiêm trọng hơn.

Theo Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

11:37 , 25/04/2024

Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010 đang gây ra căng thẳng thương mại trên toàn thế giới.

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

11:36 , 25/04/2024

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho hay, châu Á là "khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới" trong năm 2023, trong đó lũ lụt và bão là nguyên nhân chính gây thương vong về người và thiệt hại cho nền kinh tế.

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

11:34 , 25/04/2024

Theo kết quả khảo sát được tổ chức S&P Global công bố mới đây, hoạt động kinh doanh của Mỹ đã chậm lại trong tháng 4/2024, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng, do nhu cầu yếu hơn, trong khi giá đầu vào vẫn tăng mạnh.

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

11:33 , 25/04/2024

Chỉ vài giờ sau khi Quốc hội Anh bỏ phiếu phê chuẩn dự luật cho phép đưa người nhập cư trái phép vào nước này tới Rwanda ), Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu đã vừa đồng loạt yêu cầu chính phủ Anh “xem xét lại kế hoạch” trục xuất người di cư đến Rwanda.

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

11:31 , 25/04/2024

Trong 24 giờ qua, 800.000 người dân tại nhiều thành phố Argentina, trong đó đa phần là sinh viên, đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách cắt giảm ngân sách đầu tư cho các trường đại học công lập của chính phủ Tổng thống Javier Milei. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" hà khắc của chính phủ Argentina kể từ khi Tổng thống Milei nhậm chức vào ngày 10/12/2023.

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

23:13 , 24/04/2024

Ngày 23/4, các nghị sỹ Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua các quy định mới về ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy đầu tư song song với duy trì kiểm soát chi tiêu công. Khi được 27 nước thành viên EU thông qua, quy định mới dự kiến được áp dụng cho ngân sách 2025.

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.