Chuyên gia hướng dẫn làm nước gội đầu sạch gàu, mượt tóc từ thảo dược
Nếu biết cách nấu và bảo quản, nước gội đầu 100% thiên nhiên có thể cất trữ và dùng dần trong 2-3 tháng.Vì vậy, tự làm và sử dụng nước gội đầu thảo dược không hề bất tiện và tốn công như hầu hết chúng ta vẫn nghĩ.
Từ trước khi các sản phẩm dầu gội thương mại xuất hiện trên thị trường, ông bà ta đã biết sử dụng nguyên liệu tự nhiên như: bồ kết, vỏ bưởi, sả, hương nhu để tự nấu nước gội đầu. Vì có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, nên loại nước gội đầu này rất thân thiện, lành tính. Bên cạnh đó, hoạt chất chứa trong các thảo dược còn đem đến tác dụng làm sạch, dưỡng tóc và da đầu không hề thua kém bất kỳ loại dầu gội nào hiện nay.
Nhược điểm lớn nhất của các loại nước gội đầu thiên nhiên có chăng đến từ việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, không thuận cho việc sử dụng, vốn là yếu tố được đề cao trong nhịp sống hiện đại.

Nhấn để phóng to ảnh
Tuy nhiên với sự an toàn cũng như những giá trị mang lại cho sức khỏe của mái tóc và da đầu về lâu dài, đặc biệt là trong xu thế người dân đang ngày càng hạn chế việc tiếp xúc hay sử dụng các loại hóa chất, nước gội đầu thảo dược lại một lần nữa dành được sự quan tâm/
Theo tiến sĩ Phạm Thị Kim Giang, giảng viên ngành sư phạm Hóa, Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng cách phối hợp các loại nguyên liệu thiên nhiên, với công năng và độ an toàn đã được khẳng định từ xưa đến nay, chúng ta có thể tạo ra một công thức nước gội đầu thảo dược đa công dụng, giải quyết hầu hết các vấn đề của tóc và da đầu, trở thành giải pháp thay thế hoàn hảo cho các sản phẩm dầu gội hóa chất!
“Nếu biết cách nấu và bảo quản, nước gội đầu 100% thiên nhiên có thể cất trữ và dùng dần trong 2-3 tháng, thì mới cần nấu lại mẻ mới. Vì vậy, tự làm và sử dụng nước gội đầu thảo dược không hề bất tiện và tốn công như hầu hết chúng ta vẫn nghĩ” – Tiến sĩ Kim Giang cho biết.
Dưới đây, hãy cùng học cách tự nấu nước gội đầu thảo dược theo bí quyết được tiến sĩ Phạm Thị Kim Giang chia sẻ:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Theo tiến sĩ Kim Giang, để nấu được 10 lít nước gội đầu thành phẩm, cần đun trong nồi có dung tích 60 lít bao gồm:
- 2 kg bồ kết
- 2 kg sả
- 2kg cỏ mần trầu
- 2kg hương nhu
- 2kg vỏ bưởi tươi
- 1kg hoa ngũ sắc (nếu có)
-Khoảng 40 lít nước.
Trong công thức này, bồ kết sẽ có tác dụng làm sạch; hương nhu, vỏ bưởi, sả đều giúp tạo mùi thơm và làm mượt tóc (đặc biệt tinh dầu trong vỏ bưởi còn giúp kích thích mọc tóc, dưỡng tóc làm tóc khỏe từ chân đến ngọn). Cỏ mần trầu, hoa ngũ sắc có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm.

Nhấn để phóng to ảnh
Có thể kết hợp nhiều loại thảo dược cho công thức nước gội đầu thiên nhiên
Chuyên gia này cũng lưu ý thêm: “Khi mua bồ kết cần kiểm tra kỹ vì loại thảo dược này hay bị mốc hoặc mọt. Ngoài ra, khi mua về chưa kịp sử dụng thì cần phải định kỳ phơi lại bồ kết sau một thời gian nhất định. Nếu không có điều kiện nấu mẻ lớn, có thể giảm thể tích nấu lại, chỉ cần đảm bảo tỷ lệ nguyên liệu như công thức trên là được. Mặc dù thành phần các thảo dược đều tốt cho tóc nhưng cũng có một số ít người vẫn bị dị ứng với bồ kết hoặc một số thảo dược cho nên cần tìm hiểu kỹ thành phần trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào”.
Cách nấu nước gội đầu từ thiên nhiên
Theo hướng dẫn của tiến sĩ Kim Giang, cách nấu nước gội đầu thảo dược sẽ được chia làm các bước như sau:
- Bước 1: Quả bồ kết có chứa độc tính nên trước khi sử dụng cần nướng lên bằng than củi hoặc sao khô (nếu không có than) để đào thải chất độc.
- Bước 2: Bẻ nhỏ bồ kết đã được nướng/sao khô để đun cùng với vỏ bưởi, đun sủi lửa nhỏ và cô lại.

Nhấn để phóng to ảnh
Nếu không có nồi lớn thì có thể đun thành mẻ nhỏ chỉ cần đảm bảo tỷ lệ thành phần các nguyên liệu.
Bước 3: Sau khi đun được khoảng 2 tiếng chúng ta cho cỏ mần trầu, củ sả, lá sả, hương nhu vào, bởi những nguyên liệu này nhanh nát nên nếu đun từ đầu sẽ dễ bị thiu.
Bước 4: Sau khi đun tiếp được khoảng 2 tiếng nữa thì ngừng đun, tiến hành lọc bỏ bã, chờ nước nguội thì cho vào chai.

Nhấn để phóng to ảnh
Nước gội đầu thành phẩm sau khi lọc bỏ bã.
“Một chai nước gội đầu 500 ml sẽ gội được từ 10 đến 15 lần tùy theo độ dày mỏng của tóc. Nước gội đầu nếu được bảo quản trong tủ lạnh thì hạn sử dụng sẽ lên đến 2-3 tháng. Trong trường hợp bảo quản ở nhiệt độ thường thì thời gian sử dụng rút xuống còn khoảng 6 tuần. Lúc mới sử dụng, mọi người chưa quen gội bồ kết có thể sẽ thấy hơi bết dính, nhưng dùng một thời gian và dùng đúng cách tóc sẽ khỏe, suôn, mềm và dày.
Khi gội cần pha với nước nóng già tay, gãi nhẹ nhàng và mát xa khắp da đầu để tinh dầu ngấm vào da đầu, gội xong tráng lại bằng nước mát để tóc trở lại trạng thái bình thường” – Tiến sĩ Kim Giang lưu ý bạn đọc.
Minh Nhật/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.