Chuyên gia "mách" cách chế biến đồ nướng để hạn chế độc hại
Món nướng luôn rất hấp dẫn nhưng theo bác sĩ, chế biến thực phẩm bằng lửa, than hoặc trong lò đều phát sinh độc tố. Vì vậy, cần có cách làm và lượng ăn phù hợp để an toàn cho sức khỏe.
Dù món nướng rất hấp dẫn nhưng thực phẩm nướng không tốt cho sức khỏe khi chế biến bằng bất cứ cách nào (lửa, than, lò nướng). Khi nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ chảy xuống than sẽ hình thành các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), (PAH) là những chất gây ung thư.
Nướng thực phẩm bằng lò nướng ở nhiệt độ 80-100 độ C, chất creatine trong thịt cá sẽ trở thành amin thơm dị vòng (HCA). Chất này khi vào tới gan sẽ biến thành chất độc, sau đó đi xuống ruột, tạo ra nguy cơ ung thư đại tràng.
Những chất tiết ra lúc đầu, nước thịt, cá dính lò dễ chuyển thành HCA. Nếu vì khoái khẩu hoặc tiếc rẻ mà ăn nước này sẽ rất độc hại. Ở nhiệt độ trên 200 độ C, nhiều loại HCA khác có thể hình thành do sự phân hủy axit amin. Những HCA này nằm tại chỗ thịt, cá quay bị cháy. Ăn đồ nướng thường xuyên tuy ngon miệng nhưng hậu quả khó lường.
Tuy nhiên, không vì những lý do này, chúng ta phải tuyệt đối kiêng món nướng. Dưới đây là cách chế biến nên áp dụng để hạn chế độc hại:
Tuyệt đối không nên nướng thực phẩm trực tiếp trên ngọn lửa gas
![]() |
Đồ nướng trực tiếp trên bếp gas vốn được nhiều bà nội trợ ưa chuộng bởi độ tiện dụng, nhanh chóng. Nhưng lời khuyên là không nên nướng thức ăn trên bếp gas vì bản thân khí gas rất độc hại.
Khi nướng trên bếp, thực phẩm sản sinh ra chất AGE, là hợp chất glycate hóa bền vững khiến thực phẩm có màu hấp dẫn, mùi thơm và vị ngon, giòn dễ chịu. Tuy nhiên, khi thức ăn đi vào cơ thể, chất AGE sẽ đi vào tế bào, mạch máu, các mô làm tổn thương tổ chức mô lành.
Ở những bộ phận có có protein, AGE sẽ làm biến tính protein. Điều này rất nguy hiểm vì cơ thể con người chủ yếu được cấu tạo từ protein. Nếu AGE di chuyển lên não sẽ gây tổn thương thần kinh, khiến da nhăn nheo, thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh hơn so với tuổi.
Nguy hiểm hơn nữa là AGE còn gây các bệnh tim mạch, xương khớp, thần kinh… tùy mức độ và sự di chuyển của AGE, khi vào cơ quan nào, chúng cũng tạo ra các chất trung gian hóa học như axit amin thơm, amin dị vòng, gây đột biến tế bào và ung thư.
Nếu nướng hay rán thực phẩm trên bếp gas thông qua chảo bơ, mỡ ở nhiệt độ cao… cũng nguy hại, vì cũng tạo ra các chất AGE, axit amin thơm, amin dị vòng là các độc tố với cơ thể, tuy nhiên, mức độ của những chất này sẽ ít hơn.
Nướng thực phẩm trên bếp than hoa (than củi, than đá) sinh nhiều độc tố
Khi nướng đồ ăn trên than củi ngoài việc tạo ra chất AGE, các chất trung gian hóa học như amin thơm, amin dị vòng… đồ nướng trên than hoa còn sản sinh ra một số chất khác, tiêu biểu là chất bột nướng. Chất bột nướng sẽ tạo thành hydrat cacbon bị cháy ở nhiệt độ cao, tạo ra acrylamide, đây cũng là chất có khả năng gây ung thư.
Việc nướng trên bếp than (cả than đá và than hoa) cũng tạo ra nhiều khí CO. Đây là loại khí rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu chẳng may hít phải. CO kết hợp với chất Hemoglobin tạo thành Med-hemoglobin khiến con người mắc chứng tê liệt vì oxy không được vận chuyển đi nuôi cơ thể.
Nướng thực phẩm bằng bếp từ, bếp điện, lò vi sóng cũng độc hại nhưng mức độ ít hơn
Nướng thực phẩm bằng bếp từ, bếp điện, lò vi sóng cũng sản sinh ra chất độc hại nhưng mức độ ít hơn các hình thức nướng bằng bếp gas, bếp than, củi. Trong quá trình nướng ở nhiệt độ trên 500 độ C, đồ nướng trên bếp gas, than, điện trực tiếp… đều sản sinh ra chất AGE và hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng PAH (Polycyclic Aromatic Hydrocacbon).
Trong quá trình đốt cháy thực phẩm giàu protein ở nhiệt độ trên 650 độ C sẽ tạo ra các amin dị vòng. Đây đều là những chất có khả năng gây ung thư. Vì thế, nếu ăn nhiều đồ nướng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nên hạn chế việc nướng thực phẩm với nhiệt độ của lò nướng trên 300- 500 độ C. Tốt nhất không nên để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa. Khi nướng bằng bếp than, bếp điện, bếp từ, cần nướng ở chỗ thoáng, không nên nướng thực phẩm khi ngồi trong phòng.
Người nướng nên đeo khẩu trang dạng màng lọc khí độc để hạn chế hít phải nhiều độc tố vào cơ thể. Khi nướng thịt, bạn nên chọn thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ vì khi nướng nếu lượng mỡ này tan chảy xuống than sẽ dễ gây ra các chất độc.
Đồ nướng tuy ngon nhưng ăn nhiều đều không tốt. Mỗi người chỉ nên ăn vừa phải, cách quãng và có mức độ. Một tuần không nên ăn quá 1 bữa nướng. Nên nghỉ một tuần đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể rồi mới nên ăn đồ nướng tiếp.
Cách nướng thực phẩm để hạn chế độc hại
Muốn hạn chế độc hại của món nướng, có thể áp dụng cách chế biến như sau:
1. Dùng thịt nạc, loại bỏ mỡ, bỏ da (đối với gia cầm): Để hạn chế tối đa mỡ rơi xuống ngọn lửa khi nướng (sinh ra PAH). Hạn chế dùng thịt có nhiều mỡ như sườn, xúc xích, lạp sườn (cũng là thực phẩm chứa béo no không tốt cho sức khoẻ). Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn còn chứa nitrosamine, là chất có thể gây ung thư.
2. Tẩm ướp thịt trước khi nướng với hỗn hợp nước rau quả: Như nước cam (chanh, quýt), gừng, ớt, giấm… vì có chất chống ôxy hoá. Nên tẩm hoặc ướp thực phẩm cần nướng với nước sốt trước khi nướng.
Nước sốt ngoài tác dụng tăng hương vị cho món ăn còn có thể làm tăng tính an toàn cho các món nướng. Lớp dịch lỏng của nước sốt bao phủ thực phẩm sẽ làm giảm lượng mỡ chảy xuống, do đó hạn chế phát sinh các chất độc. Sốt càng đặc càng có hiệu quả cao.
3. Làm thực phẩm ráo nước (hoặc bất kỳ chất dịch nào) trước khi nướng: bọc cá trong giấy nhôm rồi nướng để giữ thực phẩm được ẩm, ngăn ngừa tích tụ chất độc hại từ khói. Có thể thêm một ít rau thơm, tỏi, vài lát chanh, ít rượu trắng cho thơm ngon.
4. Giữ thực phẩm trong tủ lạnh hoặc thùng đá, riêng biệt thức ăn sống và chín cho đến khi nướng.
5. Nên nướng ở nhiệt độ thấp hoặc vừa phải để hạn chế khói.
6. Thường xuyên trở qua lại các món nướng để giúp thịt chín đều, tránh cháy sém một phía.
7. Hạn chế thời gian nướng bằng cách thái thực phẩm nhỏ và mỏng.
8. Hạn chế mỡ chảy xuống nguồn lửa bên dưới bằng cách loại bỏ chất béo của thực phẩm trước khi nướng. An toàn nhất là chọn nướng những thực phẩm nạc, không chứa nhiều chất béo.
9. Khi ăn món ăn nướng phải loại bỏ hết những phần bị cháy sém vì đó là nơi chứa nhiều chất độc nhất.
10. Chất lượng của vỉ nướng cũng có vai trò quan trọng. Nên chọn những loại vỉ nướng làm bằng gốm chịu nhiệt cao và thép không rỉ. Tuyệt đối không nên dùng loại vỉ nhôm vì sự phản ứng giữa axit và nhôm trong khi nướng sẽ tạo ra những chất độc hại.
11. Không ăn phần thức ăn nướng bị cháy sạm đen, kể cả rau: Bởi vì chất HA chỉ hình thành khi nướng thịt, cá, gia cầm, hải sản nhưng PAH có thể xuất hiện ở phần cháy đen của bất kỳ loại thực phẩm nào.
12. Có thể dùng dạng nướng xiên xen kẽ với miếng thịt nhỏ và nhiều miếng lớn rau quả (ớt ngọt, hành tây, cà tím, bí đỏ, thơm…) vừa làm hương vị thêm ngon, đỡ ngán mà lại an toàn.
Theo Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tiếp nhận 1.300 đơn vị máu tại ngày hội "Giọt hồng Xứ Thanh"
Sáng 18/7, tại Trung tâm hội nghị 25B, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội hiến máu "Giọt hồng Xứ Thanh". Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" lần thứ XIII được tổ chức tại Thanh Hóa.

Quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Chính phủ ban hành Nghị định số 207 ngày 15/7/2025 quy định về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2025.

Thăm, khám sức khỏe phát thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách
Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 17/7, Bệnh viện Đa khoa Sầm Sơn phối hợp với Đoàn Thanh niên phường Nam Sầm Sơn tổ chức chương trình thăm khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh và người có công với cách mạng trên địa bàn.

Bản tin Sức khỏe 17/7/2025
Bản tin Sức khỏe 17/7/2025 có những nội dung chính sau: - Những trường hợp vận chuyển người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả - Bộ Y tế yêu cầu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt - Thoát vị đĩa đệm và những điều cần lưu ý

Tăng cường công tác quản lý chất lượng bảo đảm an toàn người bệnh
Trong thời gian gần đây tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn xảy ra các sự cố y khoa gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh của người thầy thuốc. Để giảm thiểu sự cố y khoa, nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh, Sở Y tế Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

Quảng Yên triển khai thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính
Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh vừa phối hợp với Công an xã Quảng Yên và Công ty Genstory - đơn vị xét nghiệm trực tiếp, triển khai Chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn.

Sở Công thương Thanh Hoá tổ chức hiến máu nhân đạo
Sáng ngày 16/7, Sở Công thương Thanh Hoá phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo hưởng ứng “Hành trình đỏ giọt hồng xứ Thanh” năm 2025.

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.