Chuyển mạng giữ số: MobiFone "hụt bước" so với Vinaphone và Viettel
Theo các chuyên gia viễn thông, dịch vụ chuyển mạng giữ số được triển khai chính là thước đo về chỉ số chất lượng, sự hài lòng của người sử dụng đối với các nhà mạng. Sau hơn 5 tháng triển khai, trong ba nhà mạng lớn, nhà mạng thu hút số thuê bao chuyển đến nhiều nhất là Vinaphone và nhà mạng có thuê bao chuyển đến ít nhất là Mobifone.
![]() |
Tính tới ngày 21/4, sau hơn 5 tháng triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (MNP), đã có 354.961 thuê bao đăng ký chuyển mạng giữ số. Ảnh: VGP/Cao Hưng |
Theo báo cáo từ Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, tính tới ngày 21/4, sau hơn 5 tháng triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (MNP), đã có 354.961 thuê bao đăng ký chuyển mạng giữ số (chiếm hơn 3% tổng số thuê bao đang hoạt động trên thị trường).
Trong đó, số thuê bao chuyển mạng giữ nguyên số thành công qua lại giữa các nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobifone và Vietnamobile là 259.843 thuê bao.
Cụ thể, tính tới ngày 21/4, nhà mạng Vinaphone có thuê bao chuyển đến nhiều nhất, với 152.615 thuê bao, số thuê bao chuyển đi là 102.101. Tỷ lệ thuê bao chuyển đến thành công đạt 78,9%; tỷ lệ thuê bao chuyển đi đạt 71,4%.
Nhà mạng Viettel có số thuê bao chuyển đi nhiều nhất, với 158.902 thuê bao, số thuê bao chuyển đến đứng thứ 2, với 143.937 thuê bao. Tỷ lệ thuê bao chuyển đến thành công đạt 65,7%; tỷ lệ thuê bao chuyển đi đạt 85,9%.
Trong ba nhà mạng lớn Vinaphone, Viettel, Mobifone thì nhà mạng Mobifone có số thuê bao chuyển đến ít nhất, với 57.029 thuê bao; thuê bao chuyển đi là 70.774. Trong đó, thuê bao chuyển đi thành công chỉ đạt 54,3%, thuê bao chuyển đến thành công đạt 77,7%.
Nhà mạng Vietnamobile có 1.380 thuê bao chuyển đến, 23.183 thuê bao chuyển đi. Tỷ lệ thuê bao chuyển đến thành công là 33,3%, tỷ lệ chuyển đi thành công chỉ đạt 51,8%.
Cũng tính đến ngày 21/4, đã có hơn 72.188 thuê bao bị từ chối cung cấp dịch vụ chuyển mạng do không đáp ứng các điều kiện như sai thông tin thuê bao, đang nợ cước... Trong đó, nhà mạng Mobifone có tới 26.502 thuê bao bị từ chối, Vinaphone có 21.161 thuê bao, Viettel có 13.878 thuê bao và Vietnamobile có 10.640 thuê bao.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các nhà mạng phải nâng tỷ lệ thuê bao chuyển đổi thành công trong tháng 3/2019 đạt tối thiểu 90%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các nhà mạng đều chưa đạt mục tiêu tối thiểu này. Cục Viễn thông vẫn tiếp tục cập nhật công khai, thường xuyên các số liệu liên quan đến dịch vụ chuyển mạng giữ số trên trang web của Cục.
Dịch vụ chuyển mạng giữ số được thực hiện, đã tạo ra bước đột phá trong cạnh tranh cung cấp dịch vụ viễn thông, đồng thời là thước đo thực tế chất lượng dịch vụ của các nhà mạng cũng như sự hài lòng của khách hàng. Theo cơ quan quản lý và các chuyên gia viễn thông, việc thực hiện chuyển mạng giữ số đem lại khả năng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong khi vẫn giữ được số điện thoại, xóa bỏ rào cản phải thay số điện thoại mới, gây rắc rối trong công việc và sinh hoạt của người sử dụng. Vì thế, dịch vụ này sẽ buộc doanh nghiệp di động phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng.
Con số thuê bao đăng ký chuyển đến, chuyển đi cũng thể hiện nhu cầu, mong muốn của khách hàng sử dụng dịch vụ di động, được đánh giá là thước đo rõ nhất vị trí của các nhà mạng trong cuộc đua chuyển mạng giữ số này.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giảm 30% điều kiện kinh doanh ngay trong năm nay
Chính phủ đặt kế hoạch cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục, chi phí, điều kiện kinh doanh trong năm nay.

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng
Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm
Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.