ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyện về quyết định xin nghỉ trước Đại hội IX của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt đánh giá, việc nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu "xin nghỉ" tại Đại hội IX là vì lợi ích chung, thể hiện bản lĩnh chính trị của ông…

11/08/2020 09:14
Ông Phạm Thế Duyệt là người có thời gian làm việc trực tiếp cùng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trong Bộ Chính trị khóa VIII (1996-2001). Ông là người thay vị trí Thường trực Bộ Chính trị của ông Phiêu khi ông Phiêu trở thành Tổng Bí thư, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 12/1997).
Chia sẻ trên báo Đại đoàn kết, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt gửi lời chào tiễn biệt vị Tổng Bí thư khóa VIII. Nội dung không thể thiếu trong hồi tưởng về nguyên Tổng Bí thư là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ông Phạm Thế Duyệt là người thay vị trí Thường trực Bộ Chính trị khi ông Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1997.
Ông Phạm Thế Duyệt là người thay vị trí Thường trực Bộ Chính trị khi ông Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1997.
 
Quyết tâm chỉnh đốn Đảng lan tỏa từ Tổng Bí thư
 
“Chúng tôi nói chung trong Thường vụ, trong Bộ Chính trị, trong Trung ương có ý thức quyết tâm rất cao rằng, trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII phải có một nghị quyết về xây dựng chỉnh đốn Đảng và nhất quyết thực hiện việc đó.
Thời gian không có nhiều, tôi nhớ đó là năm 1999, chỉ còn hơn 2 năm là hết nhiệm kỳ. Nhưng Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) rất có ý nghĩa, rất có giá trị về nguyên tắc, về vai trò lãnh đạo của Đảng, để giữ vững Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Yêu cầu đặt ra là làm sao củng cố lại Đảng, không thể để những nguy cơ mà Đại hội VI, Đại hội VII đã chỉ ra.

"Không ai có thể hối lộ, mua chuộc"

Với tôi, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là một người “nghe kỹ”, đánh giá đúng là quyết đúng, là một người tình cảm, sâu sát, quyết đoán.

Đó là một người có tính Đảng rất cao. Đạo đức của người lãnh đạo, tính nguyên tắc của người lãnh đạo rất quan trọng, sau rồi đến bản lĩnh, tính quyết đoán.

Anh Phiêu cũng là người rất trung thực, thẳng thắn. Không ai có thể hối lộ, mua chuộc được anh Phiêu. Hai anh em chúng tôi nhất trí rất cao quan điểm ấy.

Đó thực sự là một người rất đáng quý trọng về cái tâm, cái tầm của nhà lãnh đạo.

Nghị quyết mang tên Trung ương 6 (lần 2) vì Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khi đó chỉ bàn được một vấn đề về kinh tế, nên phải họp tiếp một phiên, bàn riêng về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Phiên họp đợt 2 này ban hành được Nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nên được lấy tên là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2).
Ban hành được Nghị quyết đã là quan trọng nhưng nan giải hơn là vấn đề chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Chúng tôi đã có những bàn bạc, anh Phiêu đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặt ra vấn đề phải có cơ quan thường trực giúp cho Bộ Chính trị, cho Thường vụ, cho Thường trực, cho Tổng Bí thư trong công tác này. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định đưa anh Vũ Quốc Hùng - Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương sang làm Trưởng bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (lần 2), làm việc ngay ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân.
Hàng ngày, bận gì thì bận tôi cũng trực tiếp xuống lắng nghe anh em ở bộ phận thường trực báo cáo thu thập ý kiến phản ánh các nơi xem tiến hành chỉnh đốn Đảng ra làm sao, nơi nào chậm nơi nào nhanh, nơi nào làm tốt. Các vụ việc lớn mà Trung ương phải xử lý thì việc gì phải đưa ra Bộ Chính trị, ra Thường vụ, ra Trung ương… đều phải bàn.
Với quyết tâm rất lớn từ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đó là thời gian tuy ngắn nhưng giải quyết được rất nhiều vụ việc.
Có những vụ việc lớn như xử lý kỷ luật các lãnh đạo cấp cao, Đảng đều có thái độ rất rõ. Điều này đã tạo sự chuyển biến thì trên xuống dưới, tạo được không khí thẳng thắn, chân thực, không bị dao động hay thiếu bản lĩnh trong các quyết định. Trước những vấn đề phức tạp động chạm đến các lãnh đạo cấp cao, có những vướng mắc, có khó khăn cần phải làm rõ đều phải yêu cầu UB Kiểm tra Trung ương thẩm định rõ ràng, báo cáo trước Trung ương và Bộ Chính trị.
Cuộc kiểm điểm phê bình và tự phê bình trong Bộ Chính trị khi triển khai cũng được làm rất nghiêm túc, quyết liệt, thẳng thắn, tới mức dư luận bên ngoài lúc ấy đặt câu hỏi “không hiểu trong nội bộ Đảng có việc gì?”. Bộ Chính trị phải kiểm điểm từ cá nhân Tổng Bí thư trở xuống. Những cuộc kiểm điểm ấy khác so với các cuộc sinh hoạt bình thường. Quyết tâm chỉnh đốn Đảng từ đó mới lan toả ra toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, lan toả ra toàn thể các cấp uỷ.
Không phải chỉ ở Trung ương mà các địa phương đều xử lý được tình trạng mất đoàn kết, mất dân chủ, tham nhũng, tiêu cực. Tình hình ở nhiều địa phương rất phức tạp, như Nghệ An, tôi phải trực tiếp vào xử lý.
Những kết quả đó đều nhờ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có sự quyết đoán, có tâm trong sáng và rất coi trọng dân chủ.
Thời gian đó cho đến Đại hội IX còn rất ngắn. Tại Đại hội, Bộ Chính trị đã báo cáo rất rõ những việc còn chưa làm được, chưa giải quyết được, đề nghị khoá IX tiếp tục xử lý. Chỉ tiếc là sau đó, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã không được tiếp tục triển khai quyết liệt.
 

Quyết định “xin nghỉ” thể hiện bản lĩnh chính trị

 

Bức ảnh ông Phạm Thế Duyệt treo trang trọng tại nhà chụp Bộ Chính trị khóa XIII cùng các cố vấn trước Đại hội IX của Đảng.
Bức ảnh ông Phạm Thế Duyệt treo trang trọng tại nhà chụp Bộ Chính trị khóa XIII cùng các cố vấn trước Đại hội IX của Đảng.
Về việc nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nghỉ sau hơn 3 năm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng (tháng 4/2001 – PV), chắc mọi người cũng suy nghĩ bàn tán nhiều về việc ông xin nghỉ. Tôi là người trong cuộc tôi biết, quyết định đó được đưa ra vì sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, vì lợi ích chung của Đảng.
Việc đó cũng thể hiện một bản lĩnh chính trị rất rõ ràng, ông không lấn cấn gì. Tất nhiên việc đó khiến ai cũng phải suy nghĩ nhưng lúc bấy giờ cần phải lựa chọn quyết định để tạo được sự thống nhất trong Trung ương, tạo sự thống nhất trong Đảng. Tôi coi cái đó là điều rất quý.
Sau khi anh Phiêu nghỉ hưu, quan hệ của chúng tôi vẫn rất gần gũi, thường xuyên thăm nhau. Có điều gì cần đóng góp cho Trung ương, anh đều gọi chúng tôi trao đổi để cùng góp ý bằng văn bản hẳn hoi để Bộ Chính trị đương nhiệm nghiên cứu, tham khảo.
Tôi có quá trình công tác không dài cùng anh Lê Khả Phiêu nhưng tôi cảm nhận, những việc anh làm mang lại hiệu quả rất rõ ràng. Anh tỏ rõ vai trò của người lãnh đạo vừa dám chịu trách nhiệm cá nhân vừa giữ nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo tập thể, giữ được đoàn kết.
Lúc bấy giờ làm việc trong Thường vụ Bộ Chính trị, bao giờ hai anh em tôi cũng ở lại cơ quan buổi trưa, nằm giường xếp tranh thủ chợp mắt. Ăn trưa thì anh em hành chính quản trị nấu cho ăn. Nhưng tuần nào chị Bích vợ anh Phiêu cũng gửi cho một ít bánh khúc, chị ấy làm rất ngon. Và bao giờ cũng vậy, anh Phiêu được ăn 4 cái thì tôi cũng được 3 cái (cười). Những kỷ niệm ấy tình cảm lắm!".
 
Thái Anh/Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phiên họp thứ 7 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh

Phiên họp thứ 7 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh

19:55 , 06/05/2024

Chiều ngày 06/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tổ chức phiên họp thứ 7 đánh giá kết quả công tác của Ban Chỉ đạo từ phiên họp thứ 6 đến nay và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và thành viên Ban Chỉ đạo.

Đồi A1 - Chứng tích của những trận đánh huyền thoại

Đồi A1 - Chứng tích của những trận đánh huyền thoại

19:50 , 06/05/2024

Nằm ở phân khu phía Đông của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồi A1 giữ vị trí đặc biệt quan trọng để bảo vệ Sở chỉ huy tập đoàn và sân bay Mường Thanh của thực dân Pháp. Sau 39 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ngoan cường để giành giật với địch từng mét giao thông hào, đúng 20h30 phút ngày 6/5/1954 khối bộc phá gần 1000 kg của ta phát nổ trên đỉnh đồi A1 đã phá tan cánh cửa phòng ngự phía Đông, tạo điều kiện cho quân ta tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Xúc động và tự hào chương trình “Dưới lá cờ Quyết thắng”

Xúc động và tự hào chương trình “Dưới lá cờ Quyết thắng”

16:04 , 06/05/2024

Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” diễn ra vào tối ngày 5/5 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với hầu hết người xem. Chương trình đã khắc họa những năm tháng hào hùng của dân tộc, góp phần giúp các tầng lớp Nhân dân hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ Quyết Thắng"

11:11 , 06/05/2024

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối ngày 05/5, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ Quyết thắng". Chương trình được kết nối tại 5 điểm cầu, gồm: Điện Biên, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Kon Tum và Thanh Hóa.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

10:46 , 06/05/2024

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Thông báo Lịch tiếp công dân tháng 5 năm 2024

Thông báo Lịch tiếp công dân tháng 5 năm 2024

20:05 , 05/05/2024

Thực hiện Lịch tiếp công dân năm 2024 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông báo:

Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

20:04 , 05/05/2024

Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc, đánh giá về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Khởi công dự án đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn

Khởi công dự án đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn

20:02 , 05/05/2024

Sáng ngày 5/5, UBND huyện Nông Cống tổ chức Lễ khởi công dự án đường giao thông kết nối Quốc lộ 45 đoạn từ thị trấn Nông Cống đi huyện Triệu Sơn. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đào Xuân Yên – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Mai Xuân Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đại Tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm các gia đình có công với cách mạng

Đại Tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm các gia đình có công với cách mạng

20:02 , 05/05/2024

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công với cách mạng tại Thành phố Thanh Hoá

Sẵn sàng đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

17:08 , 05/05/2024

Tối 5/5, Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Dưới lá cờ Quyết thắng" sẽ chính thức diễn ra. Thanh Hóa là 1 trong 5 điểm cầu của chương trình, được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khu vực tổ chức điểm cầu đã được triển khai đúng kế hoạch.