Cơ cấu lại thị trường du lịch để kích cầu hiệu quả
Ngoài tăng trưởng ổn định khách du lịch nội địa, phân bố cân đối các vùng miền… để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới, ngành du lịch cần nghiên cứu sâu cơ cấu khách quốc tế theo nhu cầu và sản phẩm du lịch, các phân khúc khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, sử dụng các sản phẩm du lịch mà Việt Nam có lợi thế.
![]() |
Để đẩy mạnh kích cầu du lịch, đặc biệt trong bối cảnh ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, trong khuôn khổ Hội chợ VITM Hà Nội 2020, ngày 19/11, Tổng cục Du lịch đã tổ chức hội nghị về cơ cấu lại thị trường khách du lịch.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết, trong vài năm gần đây du lịch Việt nam đạt được những kết quả phát triển ấn tượng như tốc độ tăng trưởng lượng khách luôn đạt 2 con số, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế nhanh nhất thế giới, lượng khách nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng. Ngành du lịch có đóng góp GDP quan trọng cho đất nước, điển hình năm 2019 đạt 9,2% trong GDP.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đặt ra mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành khác. Phấn đấu năm 2025 đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu 1.700-1.800 tỷ đồng, đóng góp 12-14% GDP. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này thì chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực và kịp thời.
Bàn về vấn đề cơ cấu lại thị trường du lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho biết, từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế thế giới và Việt Nam, du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến ngành du lịch, nhưng cũng gợi mở cho chúng ta nhiều cơ hội để vượt qua thách thức, chuẩn bị điều kiện đón khách quốc tế sắp tới.
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới giảm khoảng 1,1 tỷ lượt. Sau dịch, xu hướng du lịch quốc tế có nhiều thay đổi. Du khách sẽ chú trọng hơn các yếu tố an toàn sức khỏe, bảo hiểm du lịch, vệ sinh, tránh các không gian đông đúc, tránh tiếp xúc; xu hướng du lịch trong nước và khu vực; nhạy cảm đối với vấn đề chi phí và giá cả trong việc lựa chọn điểm đến.
Đối với du lịch Việt Nam, ngay sau khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục vào tháng 1/2020 thì rơi vào khủng hoảng do dịch COVID-19. Năm 2020, dự kiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80% so với năm 2019. Mặc dù Bộ VHTT&DL cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều chương trình kích cầu, giảm giá… nhưng dự báo khách nội địa cũng giảm 50%. Đến nay, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%. Nhiều khách sạn phải đóng cửa.
Vì vậy, trong bối cảnh này, vấn đề chính đặt ra là ngành du lịch cần đánh giá, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách, coi đây là cơ hội mở ra giai đoạn mới.
Thảo luận tại hội nghị, đại diện Ban Tiếp thị Vietnam Airlines đánh giá, ngành du lịch khó phục hồi trong ngắn hạn, mà phải mất 2-3 năm, thậm chí dài hơn để hồi phục.
Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, mỗi năm người Việt Nam đi ra nước ngoài lên tới 9-10 triệu lượt, đây là lượng khách rất tiềm năng cho du lịch nội địa.
Ngành du lịch cũng cần xây dựng những sản phẩm khuyến khích khách nội địa tốt hơn. Ngoài các điểm đến quen thuộc, truyền thống như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, Sa Pa, Hà Giang… chúng ta còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác. Các điểm du lịch này cần được đầu tư tương xứng để thu hút khách, tránh tình trạng khách chỉ đi 1-2 lần rồi không đến nữa. Ngoài ra, các điểm du lịch quen thuộc cũng cần tăng sự mới lạ, hấp dẫn, độc đáo.
Theo Tổng cục Du lịch, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia cũng có xu hướng khuyến khích công dân nước mình đi du lịch nội địa. Bản thân du khách cũng có tâm lý e dè, lo ngại và đòi hỏi an toàn cao hơn khi đi du lịch.
Chính vì thế, ngoài tăng trưởng ổn định khách du lịch nội địa, phân bố cân đối các vùng miền… để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới, ngành du lịch cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, trong đó tập trung nghiên cứu sâu cơ cấu khách quốc tế theo nhu cầu và sản phẩm du lịch, các phân khúc khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, sử dụng các sản phẩm du lịch mà Việt Nam có lợi thế.
Cùng với đó khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của thị trường. Đồng thời đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro trước những biến cố trong khu vực và thế giới.
Đọc thêm

Phát động Cuộc thi sáng tạo video du lịch trên Youtube Shorts "Việt Nam: Đi để yêu"
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp YouTube và MCV Group vừa phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề “Việt Nam: Đi để yêu!”.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm
Chiều ngày 9/7, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Việt Nam 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.

Khuyến cáo du khách khi tắm biển
Trên địa bàn phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa xảy ra vụ đuối nước trên biển khiến 2 cháu nhỏ gặp nạn. Một lần nữa, cơ quan chức năng đã phát đi một số khuyến cáo người dân và du khách khi tắm biển.

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp
Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.