Cô gái trở về từ vùng dịch Hàn Quốc có dấu hiệu sốt, cách ly thêm 16 người
Đến chiều 26/2, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã cách ly, theo dõi 2 người trở về từ vùng dịch ở Hàn Quốc, một cô gái đã có biểu hiện sốt.
Tại Quảng Trị, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đã có quyết định tổ chức thu dung, cách ly 2 trường hợp N.T.M (SN 1999) và N.T.D (SN 1996, cùng trú tại khu phố 6, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh).
Địa điểm chọn để thu dung, cách ly 2 trường hợp trên là Bệnh viện Chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tỉnh Quảng Trị.
Được biết, 2 trường hợp nói trên sống và làm việc tại thành phố Daegu (tỉnh Bắc Gyeongsan, Hàn Quốc).
Sáng ngày 21/2, hai lao động trên đã rời Hàn Quốc về Việt Nam và đến 10h20 ngày 21/2 nhập cảnh vào Việt Nam tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Tiếp đó, cả 2 người đã lên xe ôtô khách từ Đà Nẵng về đến nhà riêng tại thị trấn Cửa Việt lúc 23h ngày 21/2. Sau khi về đến nhà, cơ quan chức năng đã tổ chức cách ly ngay tại nhà đối với 2 trường hợp trên.

Nhấn để phóng to ảnh
Hai người được đưa về nơi cách ly theo dõi
Tuy nhiên, trong ngày 26/2 phát hiện chị N.T.D có biểu hiện sốt, nên cơ quan chức năng đề nghị đưa vào cách ly tập trung.
Tại cuộc họp diễn ra ở trụ sở UBND tỉnh Quảng Trị sáng 26/2, lãnh đạo Sở Y tế nói rằng, chị N.T.D mới có triệu chứng sốt, có thể chỉ bị sốt bình thường.
Trước thông tin trên, ông Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các đơn vị đưa 2 người trở về từ vùng dịch và những người đã tiếp xúc vào địa điểm cách ly tập trung.
Hiện Ban chỉ đạo Phòng chống dịch đã ra quyết định tổ chức cách ly tập trung 16 người thường xuyên tiếp xúc với chị N.T.D để theo dõi. Địa điểm cách ly là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị cũ.
Đối với những trường hợp lao động còn lại trở về từ Hàn Quốc nhưng không phải từ vùng dịch thì được cách ly tại nhà và có đội ngũ y tế của Trung tâm y tế huyện và Trạm y tế địa phương theo dõi, thăm khám sức khỏe mỗi ngày.
Tại Thanh Hoá cũng thực hiện cách ly tập trung đối với 5 trường hợp nhập cảnh về từ thành phố Daegu (Hàn Quốc).
Theo đó, qua hệ thống giám sát các đối tượng nguy cơ cao, chiều 26/2, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức thực hiện cách ly tập trung tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa 5 trường hợp nhập cảnh về từ thành phố Daegu, Hàn Quốc.

Nhấn để phóng to ảnh
Cụ thể, tại xã Thiệu Khánh có 4 trường hợp trong một gia đình là lao động tại thành phố Daegu (Hàn Quốc) về, trong đó có 1 bé 3 tháng tuổi là con của lao động nữ, nhập cảnh về Việt Nam ngày 23/2 qua sân bay Nội Bài, được đón bằng xe gia đình về thẳng nhà tại thôn 7, xã Thiệu Khánh.
Trường hợp còn lại là một sinh viên người Việt Nam học tại thành phố Daegu (Hàn Quốc), nhập cảnh về Việt Nam ngày 23/2 qua sân bay Nội Bài, được người nhà thuê taxi đón về nhà tại thôn Trường Sơn, xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa.

Nhấn để phóng to ảnh
Ngay sau khi các trường hợp trên trở về quê, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương đã đến các gia đình tuyên truyền vận động, theo dõi, kiểm tra nhiệt độ hàng ngày, tiến hành làm cam kết thực hiện cách ly, lập danh sách theo dõi giám sát người tiếp xúc gần theo quy định; tiến hành phun khử trùng tại các hộ gia đình và khu vực dân cư xung quanh.
Tại Quảng Bình, cơ quan chức năng đã áp dụng biện pháp cách ly tại nhà, đồng thời theo dõi sức khỏe đối với 2 nữ du học sinh vừa trở về từ Hàn Quốc.
2 nữ du học sinh này là N. T. Th. (SN 2000), trú thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy và Đ. T. (SN 1996), trú thôn Hà Dương, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình). Cả 2 vừa trở về từ Hàn Quốc qua Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.

Nhấn để phóng to ảnh
Cơ quan chức năng phun hóa chất khử trùng xe khách chở nữ sinh T.
Về phía nữ sinh T., sau khi xuống sân bay đã được kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và không phát hiện vấn đề bất thường về sức khỏe (không sốt, không ho, không khó thở) nên Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hướng dẫn nữ sinh về cách ly tại nhà. Sau đó nữ sinh đi xe khách từ Đà Nẵng về Quảng Bình.
Trung tâm Y tế Đồng Hới cũng đã thực hiện biện pháp phun hóa chất khử trùng xe khách chở nữ sinh T., còn xe taxi chở nữ sinh về nhà thì không xác định được. Được biết, trong quá trình di chuyển từ Hàn Quốc về Việt Nam và từ Đà Nẵng về Quảng Bình, nữ sinh T. đeo khẩu trang bảo vệ.
Hiện nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế thành phố Đồng Hới tiến hành hướng dẫn nữ sinh và gia đình cách tự cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế và các dấu hiệu của bệnh do COVID-19 để thông báo với ngành y tế khi có các dấu hiệu này xảy ra.
Hiện tại sức khỏe của nữ sinh T. vẫn bình thường, không có dấu hiệu nhiễm COVID-19 và đang được ngành y tế tiếp tục giám sát.

Nhấn để phóng to ảnh
Hiện tại sức khỏe của nữ sinh T. vẫn bình thường, không có dấu hiệu nhiễm COVID-19 và đang được ngành y tế tiếp tục giám sát.
Riêng nữ du học sinh N.T.Th., người này sau khi xuống máy bay đã về thẳng Lệ Thủy bằng xe khách và đến nhà khoảng 8h ngày 26/2.
Sau khi tiếp nhận thông tin, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng xã Hồng Thủy lập tức triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như: thành lập ban chỉ đạo, tổ chức kiểm tra sức khỏe ban đầu cho Th., phun thuốc khử trùng nhà ở của Th., hướng dẫn gia đình và Th. thực hiện tự cách ly ở nhà, đeo khẩu trang thường xuyên, không tiếp xúc với người khác.
Gia đình Th. bán tạp hóa cũng được yêu cầu tạm thời đóng cửa. Và vụ việc được thông báo rộng rãi cho người dân trên địa bàn để nắm và đề phòng.
Đặng Tài - Duy Tuyên - Đăng Đức/ Dân trí
Đọc thêm

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.