Có gì khác giữa cúm A và cúm B?
Có bốn loại virus cúm, trong đó cúm A là loại phổ biến nhất,tiếp theo là cúm B. Cả hai virus cúm A, B đều rất dễ lây lan và các triệu chứng tương tự nhau.
Cúm là một bệnh hô hấp do virus phổ biến nhất trong những tháng mùa thu và mùa đông. Những virus này có thể lây lan khi người bệnh hắt hơi hoặc ho và những giọt nước nhỏ bắn vào mũi hoặc miệng của người khác.
Cúm khác với cảm lạnh thông thường. Nó có thể gây ra bệnh nặng và làm nặng thêm một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen, bệnh tim và tiểu đường. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến tử vong.
Các loại virus cúm
Có bốn loại virus cúm.
Cúm A
Virus cúm A gây ra dịch cúm mùa hàng năm tại Mỹ. Nó có thể nhiễm cho người và động vật.
Cúm A là loại duy nhất có thể gây ra đại dịch, là bệnh lây lan trên toàn cầu. Cả đại dịch cúm gia cầm và cúm heo đều là kết quả của virus cúm A.
Virus cúm A có hai loại protein bề mặt: hemagglutinin và neuraminidase, giúp các bác sĩ phân loại được chúng.
Cúm B
Virus cúm B cũng có thể gây ra dịch cúm mùa thường chỉ ảnh hưởng đến người. Có hai dòng cúm B: Victoria và Yamagata.
Virus cúm B đột biến chậm hơn virus cúm A.
Cúm C
Virus cúm C gây bệnh nhẹ - chúng có vẻ không gây ra dịch.
Cúm D
Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và có vẻ không lây nhiễm cho người.
Triệu chứng
Các triệu chứng cúm có thể từ nhẹ đến nặng, và khác nhau tùy theo từng người.
Các triệu chứng phổ biến của cúm bao gồm:
• mệt mỏi
• nghẹt mũi
• ho
• đau đầu
• đau họng
• nhức mỏi cơ thể
• ớn lạnh
• sốt
• nôn hoặc tiêu chảy, thường gặp ở trẻ em
Một số người gặp các triệu chứng nghiêm trọng, có thể bao gồm:
• tức ngực
• khó thở
• đau nhiều
• yếu nhiều
• sốt cao
• co giật
• chóng mặt nhiều
• mất ý thức
Một người gặp bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nên được chăm sóc y tế.
So sánh giữa cúm A và B
Cúm A và B khác nhau về mức độ phổ biến của chúng.
Tỷ lệ mắc
Theo các nhà nghiên cứu, virus cúm A gây ra khoảng 75% số trường hợp cúm được xác nhận, trong khi virus cúm B đứng sau khoảng 25% số trường hợp.
Lây nhiễm
Cả cúm A và B đều rất dễ lây.
Khi một người bị cúm ho hoặc hắt hơi, những giọt nước bắn ra có thể xâm nhập vào mũi hoặc miệng của người khác và lây bệnh.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), virus cúm có thể lây nhiễm sang người ở khoảng cách đến 2m.
Ngoài ra, một người có thể bị cúm nếu họ chạm vào bề mặt bị nhiễm virus cúm, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình.
CDC báo cáo rằng những người bị cúm dễ lây nhất trong 3-4 ngày sau khi bị bệnh. Các triệu chứng có xu hướng phát triển 2 ngày sau khi bệnh bắt đầu, vì vậy người có thể truyền bệnh cúm trước khi họ cảm thấy bị bệnh.
Mức độ nặng
Đối với người khỏe mạnh, cúm thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nhóm người nhất định, những người này nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi nghi ngờ có các triệu chứng cúm.
Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm bao gồm:
• phụ nữ có thai
• người mắc một số bệnh mãn tính
• trẻ em dưới 5 tuổi
• người già từ 65 tuổi trở lên
Nhiều người cho rằng cúm A nặng hơn cúm B. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Một nghiên cứu năm 2014 đã kết luận rằng người lớn nhập viện do cúm A hoặc B có xu hướng nằm viện lâu như nhau. Họ cũng có tỷ lệ phải nằm khoa chăm sóc đặc biệt và tử vong trong khi nằm viện như nhau.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy virus cúm B dễ gây tử vong hơn ở trẻ 16 tuổi trở xuống phải nằm viện.
Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng trẻ em ở độ tuổi 10-16 bị nhiễm loại virus này dễ phải nằm khoa hồi sức tích cực hơn so với những trẻ bị cúm A.
Điều trị
Nhiều người thấy rằng các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm bớt triệu chứng cúm, nhưng thuốc kháng virus kê đơn có thể là một ý tưởng tốt cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng hoặc các triệu chứng nghiêm trọng.
Biện pháp điều trị tại nhà
Để giảm các triệu chứng cúm tại nhà:
• uống nhiều nước
• nghỉ ngơi nhiều
• dùng các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau
Thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus chỉ được bán theo đơn. Thuốc có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng hoặc ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như viêm phổi.
Thuốc chống virus có thể đặc biệt có lợi cho những người có nguy cơ biến chứng cúm cao hơn, bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc một số bệnh mãn tính.
Thuốc kháng virus có tác dụng tốt nhất khi được dùng trong vòng 1-2 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Có một số loại thuốc chống virus đối với bệnh cúm, bao gồm:
• oseltamivir
• zanamivir
• peramivir
• maroxil baloxavir
Chúng có thể ở dạng thuốc viên, thuốc nước, dạng bột hoặc dạng tiêm tĩnh mạch.
Phòng ngừa
Những biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa mắc hoặc lây cúm:
• hạn chế tiếp xúc với người bệnh
• ở nhà khi bị ốm
• che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho
• rửa tay thường xuyên
• khử trùng các bề mặt có thể chứa mầm bệnh cúm
• tránh chạm vào mắt, mũi và miệng
• đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà
Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Vắc-xin cúm có thể dạng thuốc tiêm hoặc thuốc xịt mũi.
Theo một nghiên cứu năm 2017, vắc-xin có thể làm giảm nguy cơ tử vong tại bệnh viện do cúm, ngăn ngừa nguy cơ phải vào khoa hồi sức tích cực và giảm thời gian nằm viện.
Tóm lại
Có bốn loại virus cúm và cúm A và B là phổ biến nhất.
Trong khi nhiều người khỏi bệnh cúm nhờ các biện pháp điều trị tại nhà, thì cúm A và B có thể gây ra bệnh nghiêm trọng và tử vong ở những người có nguy cơ biến chứng cao.
Không có cách điều trị đặc hiệu cúm, nhưng nghỉ ngơi và uống nước có thể giúp giảm triệu chứng. Thuốc kháng virus cũng có thể giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh.
Những người gặp các triệu chứng cúm nặng hoặc biến chứng cần được chăm sóc y tế.
Theo Cẩm Tú/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên VNeID
Là một cấu phần của Sổ sức khỏe điện tử, người dân có thể mua thuốc của nhà thuốc Long Châu từ VNeID. Đây là một tiện giúp người dân có thể chủ động theo dõi lịch sử khám chữa bệnh, đơn thuốc và mua thuốc tập trung trên VNeID.
Không lạm dụng thuốc có chứa Corticoid
Corticoid là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Khi được sử dụng đúng chỉ định, nhóm thuốc này có thể điều trị hiệu quả một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì tác hại để lại vô cùng lớn.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các bộ, ngành; Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh Bảo hiểm y tế.
Tầm quan trọng của khám mắt định kỳ
Những năm gần đây, nhiều bệnh lý về mắt có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại, nhiều bệnh lý ở mắt thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu và diễn ra âm thầm khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua mà không biết được những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề về mắt để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể khi trời rét đậm
Miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa Đông năm 2024. Khu vực Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh phổ biến từ 14-17 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Bắc Trung Bộ trời rét; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 15-18 độ C. Sau đây là một số lưu ý để giữ ấm cơ thể trong những ngày rét đậm.
Cần 80.000 đơn vị máu dự trữ cho cuối năm và Tết Nguyên đán
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.
Trời rét, gia tăng bệnh nhân đột quỵ
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 ca đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hiện nay, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng tăng. Người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng ca đột quỵ.
Thanh Hóa đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác dân số
Theo Chi cục Dân số Thanh Hóa, những năm gần đây, tốc độ gia tăng dân số nhanh trên toàn tỉnh cơ bản được khống chế, chất lượng dân số được nâng lên. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số ngày càng nâng cao.
Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm
Dù là căn bệnh có số mắc và tử vong cao nhưng chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán sớm, ở giai đoạn 1.
Thanh Hóa: Bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ đợt 2 năm 2024
Tỉnh Thanh Hóa vừa đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 59 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24- 60 tháng tuổi đợt 2 năm 2024 tại 27 huyện/thị/thành phố trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.