Cô giáo bị "tố" đánh, đuổi học sinh: Lập tổ xác minh, điều tra sự việc
Liên quan đến vụ phụ huynh "tố" cô giáo đánh, đuổi học sinh không cho học giờ giáo dục công dân ở Trường THCS Thị trấn Vân Đình (Ứng hòa, Hà Nội), chiều 15/11, lãnh đạo nhà trường cho biết, đã lập tổ xác minh vào cuộc điều tra và yêu cầu các bên liên quan viết tường trình sự việc.
Đuổi học một giờ cũng sai
Trao đổi với PV Dân trí chiều 15/11, ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Vân Đình cho biết, BGH Nhà trường nắm được sự việc qua mạng xã hội.
Trường đã thành lập tổ xác minh, yêu cầu các bên liên quan làm bản tường trình sự việc. Trong đó, đích thân ông là tổ trưởng cùng các thành viên là đại diện ban công đoàn, thanh tra của nhà trường, tổng phụ trách đội, thư ký.
“Chúng tôi đã đề nghị cô giáo N.T. T. tường trình lại sự việc. Thứ hai, yêu cầu cô giáo chủ nhiệm báo cáo sự việc xảy ra trong lớp 8C. Thứ ba, yêu cầu học sinh liên quan, viết tường trình sự việc. Hiện các em đang trong thời gian hoàn thiện”, ông Khoa cho hay.
Cũng theo ông Khoa, do cô T. viết bản tường trình nhưng vẫn còn chung chung, chưa nêu cụ thể về sự việc nên nhà trường đang yêu cầu cô viết lại.
Cùng với đó, nhà trường cũng tiến hành lấy ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, chọn ngẫu nhiên học sinh và tách riêng từng em, yêu cầu các em tường thuật lại những việc “mắt thấy tai nghe” trong ngày hôm đó.
Ông Khoa cho biết thêm, qua lấy ý kiến ban đầu, cô chủ nhiệm cho biết, hôm đó cô T có tát học sinh chảy máu miệng. Cô T. cho rằng mình làm thế để dọa học sinh.

Trường THCS Thị trấn Vân Đình (Ảnh: Mỹ Hà)
“Trong 3 học sinh có liên quan đến sự việc, có một em được người “tố” cho rằng, cô giáo T. đánh em này gãy răng. Chúng tôi đã gặp gia đình, ông cháu có cho biết, thực ra cháu này có 2 răng lung lay sẵn nên khi cô giáo cầm quyển sách cuộn lại và đánh vào má nên răng gãy.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xác minh ban đầu, cô giáo nói chỉ đuổi một giờ nhưng tôi cho rằng, kể cả một giờ cũng sai. Còn lại hai giờ khác, học sinh sợ nên không dám vào học”, ông Khoa nói.
"Cô hơi… nóng tính"
Được biết, ở lớp 8 của trường này, mỗi tuần có một giờ học môn Giáo dục công dân (GDCD). Như vậy, học sinh L. bị đuổi một giờ và theo nhà trường, hai giờ còn lại em không vào học vì quá sợ cô giáo.
Tổng cộng có 3 tuần, học sinh này không học môn GDCD nhưng cô T. vẫn không thông báo lên Ban giám hiệu hoặc thông báo cho bố mẹ học sinh.
Theo chị Y., mẹ cháu L., chỉ đến khi một phụ huynh khác cùng trường gọi điện báo cho gia đình, chị mới biết con mình bị nghỉ môn GDCD đã 3 tuần (thông tin ban đầu gia đình viết trên mạng xã hội là 5 tuần).
Nhận xét về cô giáo T., ông Khoa cho biết, cô T. sinh năm 1974, đã dạy ở trường gần 10 năm nay. Đánh giá về chuyên môn, cô T. có chuyên môn tốt, có năng lực ngoại khóa.
Do ông nhận nhiệm vụ ở trường này mới được 2 năm nên chưa hiểu nhiều về cô giáo. Tuy nhiên, nhận định hơi chủ quan của vị hiệu phó này, cô T. hơi nóng tính.
Về phía 3 học sinh có liên quan, ông Khoa cho hay, qua giám sát của tổ xác minh, học sinh và phụ huynh cũng nhất trí về nhận xét, học sinh có hỗn với cô giáo.
“Dù học sinh có thể đánh giá là giỏi nhưng các em không được hỗn với thầy cô. Kể cả hộp sữa đó không phải do mình ném ra sàn nhưng khi giáo viên yêu cầu nhặt, các em phải nhặt đã.

Tuy nhiên ở đây, cháu L. dứt khoát không nhặt. Chúng tôi không bênh giáo viên nhưng phải nhìn nhận công bằng.
“Chúng tôi sẽ tìm hiểu sự việc xác đáng để xử lý đúng người đúng tội, theo đúng điều lệ nhà trường, không thể căn cứ theo chủ quan”, ông Khoa khẳng định.
Như Dân trí đưa tin trước đó, phụ huynh có tên V.T.Y. rất bức xúc về việc cháu trai của mình bị cô T., giáo viên môn GDCD Trường THCS thị trấn Vân Đình tát chảy máu miệng. Nguyên nhân do cháu quên mang sách vở.
Cũng theo phụ huynh này, một học khác ở lớp 8C, Trường THCS Vân Đình cũng bị cô T. đánh gãy một chiếc răng. Bản thân con gái chị là cháu L., đang học lớp 8 A cũng bị xúc phạm.
Cụ thể, trong giờ học môn GDCD mới đây, cô T. phát hiện vỏ hộp sữa dưới chân cháu L. và yêu cầu em nhặt lên.
Học sinh này nói hộp sữa không phải do em vứt, sau đó vừa nhặt rác vứt vừa lầm bầm: "Bạn nào uống vứt ra đấy thì nhặt đi đừng để tôi phải chịu trận thì không xong với tôi đâu". Cô T. hỏi: "Chị dọa ai đấy?", nữ học sinh này trả lời không dọa ai, chỉ muốn bạn nào vứt rác thì phải nhặt.
Vẫn theo phản ánh của chị Y., cô T. yêu cầu mỗi học sinh trong lớp phải mua một lốc sữa nộp cho nữ giáo viên. Con gái chị nói rằng gia đình không có tiền mua sữa, cô T. hỏi "Bố mẹ cô làm nghề gì?".
Khi nghe học trò trả lời, nữ giáo viên nói rằng: "Chị chỉ cần nói như vậy là tôi biết bố mẹ chị là cái loại gì rồi. Bố nào con đấy, rau nào sâu đấy”.
Sau đó, cô T. đuổi con gái chị khỏi lớp, không cho học môn GDCD 3 tuần mà không thông qua giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường.
Mỹ Hà/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.

Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thanh Hoá có những bước phát triển quan trọng. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm dành nguồn kinh phí để các trường dạy nghề đầu tư mới, đồng bộ thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026
Chiều 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026.

Thanh Hóa triển khai ký hợp đồng với hơn 3.800 giáo viên trước ngày 1/7
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII vừa thông qua nghị quyết giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ hoàn thành trước thời điểm trước ngày 1/7.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026
Chiều ngày 26/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025 - 2026.

Kết thúc ngày thi đầu tiên an toàn, nghiêm túc
Kết thúc ngày thi đầu tiên Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 tại Thanh Hoá, thí sinh rời phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày thi đầu tiên diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.