Đường dây nóng: 0237 3721150

Cô giáo vùng cao nấu cơm cho hàng trăm học trò nghèo

Thay vì chỉ có cơm trắng với muối hoặc ăn mì tôm sống lót dạ, hơn một năm nay, các em học sinh người dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, M’Nông… của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (tỉnh Đắk Nông) được ăn bữa cơm trưa có đủ canh, rau, cá, thịt. Bữa cơm do cô giáo Thùy Dung kêu gọi cộng đồng hỗ trợ học sinh nghèo.

01/12/2017 08:14
Men theo con đường đất heo hút, chúng tôi đến với ngôi trường nhỏ nằm khuất sau những tán cây cổ thụ. Giữa sân, một nhóm người lớn đang chia nhau chia phần cơm, thức ăn vào các tô nhựa.

Hơn 11h trưa, khuôn viên Trường tiểu học Võ Thị Sáu (xã Đắk Nang,huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) đông vui, nhộn nhịp hơn hẳn. Ở một góc sân trường, cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung và những người bạn của mình đang phát cơm trưa miễn phí cho các em học sinh nghèo ở xa nhà. Vài món ăn đó là bữa ăn trông đợi nhất của những học sinh nghèo nơi đây.

Ước mơ ước lớn nhất của cô Dung là có thể đem con chữ đến cho các em học sinh vùng cao
Ước mơ ước lớn nhất của cô Dung là có thể đem con chữ đến cho các em học sinh vùng cao

Năm 2010, cô được phân công về dạy Ngoại ngữ tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Nhớ lại thời điểm mới về công tác, cô Dung cho biết: “Ngày ấy, cả trường chỉ có vài phòng học cũ, xung quanh toàn đường đất, nắng thì bụi, mưa thì lầy lội, dăm ba hôm nước lại dâng lên tận đầu gối. Gần một nửa dân cư địa phương là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn nên nhiều em không được đến trường. Thương học trò vùng quê nghèo, Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô kiên trì đến từng hộ vận động phụ huynh cho con đến lớp”.

Học sinh đi học đã nhiều hơn, thế nhưng với cô Dung niềm vui đó vẫn chưa thật sự trọn vẹn. Vào mùa khô hay những ngày mưa dầm, bàn tay, bàn chân của các em tím tái vì lạnh, cô Dung đi vận động để các em có thêm tấm áo ấm, đôi dép lành lặn đến trường.

Chứng kiến những bữa ăn thiếu thốn, chính cô Dung (áo xanh) nảy ra ý tưởng nấu cơm tặng học sinh
Chứng kiến những bữa ăn thiếu thốn, chính cô Dung (áo xanh) nảy ra ý tưởng nấu cơm tặng học sinh

Nữ giáo viên tâm sự: “Không những thiếu thốn về quần áo, sách vở, đến chiếc cặp lồng để mang cơm đến trường các em cũng không có. Các em hàng ngày phải đựng cơm trong những chiếc bọc ni lông, có hôm cơm trắng nhuộm màu xanh, đỏ khiến ai nhìn thấy cũng xót xa. Sau đó mình đi xin được hơn 150 chiếc cặp lồng tặng các em, hàng ngày các em sử dụng chiếc cặp lồng này để mang cơm đến trường”.

Ý tưởng nấu ăn trưa cho học sinh nghèo của trường cũng xuất phát từ ngày đó. Khi ấy, nữ giáo viên vùng cao hết sức trăn trở, xót xa khi biết trường mình có nhiều em học sinh gia đình rất nghèo.

"Có lần tôi rời trường muộn, thấy nhiều em học sinh ngồi vạ vật ở hàng lang, gốc cây để ăn bữa trưa. Tiến lại hỏi thăm một học sinh thì em này tâm sự, sáng nay nhà hết gạo nên không nấu cơm mang đi, em gói tạm một miếng đường mía rồi mang đến trường làm bữa trưa. Một số em may mắn hơn là được ăn cơm, nhưng phần lớn là cơm với muối trắng và ớt, khá hơn thì có miếng đậu khuôn, trứng kho. Vào những ngày học phụ đạo hoặc tăng tiết buổi chiều, có em phải nhịn đói ở lại trường vì nhà xa lại không có tiền để ăn cơm", cô Dung nhớ lại.

Bữa cơm đầy đủ thịt cá là thứ các em mong chờ nhất trong tuần khi đến lớp
Bữa cơm đầy đủ thịt cá là thứ các em mong chờ nhất trong tuần khi đến lớp

Tròn một năm trước, bữa cơm đầu tiên do nhóm của cô Dung được cung cấp cho các em học sinh khó khăn trong trường. Hàng tuần, sẽ có hai bữa cơm trưa, trong đó thứ 2 sẽ phục vụ cho gần 220 em, thứ 5 là hơn 150 em. Số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ bữa cơm trưa miễn phí tại trường năm nay tăng hơn năm ngoái, khiến cho niềm vui của mọi người càng được nâng lên.

Nữ giáo viên cho biết thêm: "Ngày nào có nấu ăn là các cô và các chị trong nhóm phải dậy từ sớm đi chợ, mua rau, thịt, cá... về chuẩn bị bữa ăn đủ chất cho học trò. Tất cả phải chọn lựa thực phẩm tươi sống và đảm bảo vệ sinh nên có chút vất vả. Tuy nhiên, đối với học trò, mỗi món ăn, chén cơm là cả tình thương, sự quan tâm nên nhóm mình hết sức cẩn thận về điều đó".

“Dù chỉ có điều kiện nấu cho các em hai bữa cơm trưa trong tuần, nhưng chúng tôi hy vọng, đó là món quà thiết thực nhất để các em yên tâm đến lớp. Trong tương lai, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ xin xây dựng một bếp ăn bán trú để bữa ăn của các em đầy đủ, tươm tất hơn” - cô Huỳnh Thị Thùy Dung tâm sự.

Em Hờ A Thai (dân tộc Sán Chỉ, học sinh lớp 4) cho biết: “Vì nhà xa nên em phải dậy sớm đi học, hôm nào mẹ dậy kịp thì nấu cơm nóng cho em mang đi, hôm nào không kịp thì em gói cơm nguội từ tối hôm trước. Hàng ngày chỉ ăn cơm không, nhưng thứ 2 với thứ 5 được ăn cơm của cô Dung nấu. Các món ăn rất ngon, ăn xong chúng em đã được các cô hướng dẫn cách rửa bát, đũa của mình nữa”.

Cô Dung bên cạnh những học trò khó khăn của mình
Cô Dung bên cạnh những học trò khó khăn của mình

Chia sẻ về nguồn kinh phí thực hiện bữa cơm này, cô Năm Phiên, người phụ trách nấu bữa cơm cho biết: “Thông qua Zalo, Facebook, cô Dung kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người, để hỗ trợ các em học sinh nghèo được đến lớp. Ngoài ra, để việc nấu cơm cho các em ổn định hàng tuần, nhóm còn kêu gọi các phụ huynh, tiểu thương ở chợ giúp đỡ. Việc nấu cơm cũng do chị và một tiểu thương khác làm hoàn toàn miễn phí”.

Được biết, bữa cơm của nhóm cô Dung dành cho các em học sinh khó khăn của Trường tiểu học Võ Thị Sáu được Ban giám hiệu nhà trường, Phòng GD-ĐT huyện Krông Nô và Sở GD-ĐT Đắk Nông hết sức ủng hộ.

Thầy Bùi Văn Út, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Krông Nô xúc động: “Ngay khi được cô Dung tâm sự vệ bữa cơm này, bản thân tôi đã hết sức ủng hộ hoạt động của nhóm. Đối với học sinh vùng khó khăn, bữa cơm giúp các em cố gắng học tập, nhưng đối với những giáo viên, đó là bữa ăn thắm tình thầy trò”.

Dương Phong/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đăng ký nguyện vọng từ ngày 16/7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Đăng ký nguyện vọng từ ngày 16/7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

08:00 , 14/07/2025

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 8h ngày 16/7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây cũng là thời điểm đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ.

Chạm tới ước mơ

Chạm tới ước mơ

08:15 , 11/07/2025

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt

08:05 , 11/07/2025

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành

08:00 , 11/07/2025

Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

09:03 , 08/07/2025

Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh

08:57 , 08/07/2025

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn

15:15 , 07/07/2025

Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp

19:49 , 06/07/2025

Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới  giảm nhẹ

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ

14:02 , 05/07/2025

Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025

11:51 , 01/07/2025

Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.