Có nên hủy kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia với thí sinh gian lận?
Bài thi đã bị sửa, nâng điểm có nghĩa bài thi đó đã gian lận và nên hủy kết quả thi THPT quốc gia; Thí sinh không có tội, kết quả điểm chấm thẩm định của các em phải được ghi nhận, như vậy mới nhân văn chứ không nên triệt tận cùng.
Đó là ý kiến tranh luận của nhiều chuyên gia giáo dục về việc có nên hủy kết quả chấm thi tốt nghiệp THPT quốc gia với thí sinh gian lận điểm thi năm 2018 hay không?

GS.TS Nguyễn Đình Đức
Gian lận chỉ 1 môn cũng phải hủy kết quả thi
GS.TS Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban Đào tạo – ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, gian lận điểm thi năm 2018 là một sự việc nghiêm trọng trong ngành giáo dục, đã làm xói mòn niềm tin của nhân dân. Tôi rất buồn.
Với tư cách là người thầy, theo tôi không nên công khai tên của thí sinh vì chưa có kết luận của cơ quan điều tra là ai tham gia gian lận, phụ huynh hay thí sinh.
GS Đức cho rằng, thông thường đối với các kỳ chấm phúc tra bài thi, khi có xác xuất thay đổi thì kết quả chấm cuối cùng được công nhận. Thí sinh dùng kết quả đó để xét tốt nghiệp, xét tuyển đại học.
Tuy nhiên, với các trường hợp sửa, nâng điểm thi vừa qua mà Bộ GD&ĐT đã công bố thì rõ ràng những bài thi này đã gian lận.
“Một bài thi đã gian lận thì toàn bộ kết quả thi đó phải được hủy bỏ vì đã vi phạm quy chế thi, không trung thực. Kết quả đó không đáng tin cậy. Do đó, buộc thí sinh phải thi lại kỳ thi THPT quốc gia. Như vậy, kỳ thi mới nghiêm túc, mới đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh trong công tác thi cử” - GS Đức nhấn mạnh.
Theo GS Đức, trước đây trong kỳ thi "3 chung", Quy chế thi quy định rất rõ: Thí sinh có hành vi gian lận như thi hộ, thi kèm sẽ bị xử lý ở mức cao nhất là tước quyền dự thi 2 năm. Đáng tiếc, trong quy chế thi THPT quốc gia theo hình thức thi trắc nghiệm, chúng ta lại chưa có điều này.
Chính vì thế, GS Đức kiến nghị, Bộ GD&ĐT cũng cần phải bổ sung quy định mới xử phạt theo hình thức gian lận trên. Cần phải có hướng dẫn tiếp theo trong kỳ thi THPT quốc gia 2019.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Cần cho thí sinh cơ hội
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng Hà Nội, những ai gian lận thì phải chịu trách nhiệm về hành vi gian lận của mình. Nhưng ở đây gian lận sửa điểm thi là do bố mẹ, do người khác chứ không phải do các thí sinh thuê người sửa, mặc dù kết quả thi là của các em đó.
TS Lâm cho rằng, không nên hủy tất cả kết quả thi của thí sinh vì kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT đã trả về điểm thực. Trong trường hợp này, phải xem các em có gian lận hay không? Nếu chứng minh được kết quả thi không phải của các em thì hủy.
“Ở đây cần phân biệt, cần kiểm tra cả 2 khâu là khâu tốt nghiệp và khâu xét tuyển đại học. Nếu điểm thực không đủ đỗ tốt nghiệp thì đương nhiên hủy kết quả thi của thí sinh nhưng với trường hợp điểm thực đỗ đại học thì phải cho các em học, đó là quyền của các em. Ai sai đến đâu thì người đó phải chịu trách nhiệm chứ không đổ lỗi người này sang người kia được, đó mới là công bằng. Tôi tán thành cách xử lý của các trường đại học vẫn cho thí sinh gian lận điểm thi được theo học vì điểm thực đủ điểm trúng tuyển” - TS Lâm nhấn mạnh.

Thầy giáo Trần Mạnh Tùng, trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội.
Còn theo thầy giáo Trần Mạnh Tùng, trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội, việc xử lý bài thi ở đây phải theo quy chế thi. Nếu nghi ngờ kết quả thi thì phải chấm thẩm định và phải tôn trọng kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT, để thí sinh nào đủ điểm học đại học vẫn được học.
Nếu làm thẳng thừng, đánh đồng, xử lý một cách tận diệt với thí sinh gian lận điểm thi là hủy kết quả thi THPT quốc gia thì có em sẽ bị thiệt, oan uổng. Có thể các em đó không biết mình bị can thiệp điểm, ví dụ thí sinh được 20 điểm, bố mẹ can thiệp sửa lên 25 điểm, khi chấm lại phải công nhận điểm thi thực cho các em.
Khi hủy kết quả kỳ thi, phải chứng minh thí sinh đó vi phạm như thế nào? như trường hợp mang tài liệu, mang điện thoại vào phòng thi thì quá rõ ràng.
"Tôi đồng tình với quan điểm xử lý một cách an toàn của Bộ GD&ĐT. Với sai phạm trong chấm thi, Bộ GD&ĐT chỉ có thể chấm thẩm định và công nhận kết quả đó. Những sai phạm khác phải là bên công an điều tra làm; Trường hợp bố mẹ chạy điểm hay can thiệp khác vào bài thi của thí sinh thì phải xử lý một cách nghiêm khắc, tận cùng để phòng trừ sai sót về sau. Nếu xử lý cầm chừng chắc chắn sẽ không hiệu quả” - thầy Tùng nhấn mạnh.
Hồng Hạnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.

Ngày 16/7, các hội đồng thi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng 8 giờ ngày 16/7, các hội đồng thi trên cả nước sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025.

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.