Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đề xuất tiêm phòng COVID-19 một liều/ năm
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 25/1 đã đề xuất kế hoạch tiêm phòng COVID-19 một liều duy nhất cho người dân vào mùa Thu hàng năm, giống như tiêm phòng cúm.

FDA cho biết trong tương lai, hầu hết mọi người dân có thể chỉ cần một liều vaccine ngừa COVID-19 mới nhất để khôi phục khả năng đề kháng, bất kể họ đã tiêm bao nhiêu liều trước đó.
Theo tài liệu tóm tắt của FDA gửi các chuyên gia về vaccine, có thể cần tiêm 2 liều cho những người còn rất trẻ và chưa bị nhiễm, người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu. Đề nghị này khiến một số nhà khoa học ngạc nhiên, trong đó có một số cố vấn riêng của FDA và họ dự kiến nhóm họp vào ngày 26/1 để thảo luận về chiến lược tiêm phòng COVID-19 mới, bao gồm cả liều lượng và lịch trình tiêm chủng.
Thông báo của FDA nêu rõ: "Hầu hết các cá nhân có thể chỉ cần tiêm một liều vaccine ngừa COVID-19, đã được phê duyệt hoặc cho phép, để khôi phục khả năng miễn dịch bảo vệ trong một khoảng thời gian. Các tài liệu cho biết trẻ em có thể chưa bị nhiễm virus, cũng như người lớn tuổi và người bị suy giảm miễn dịch, có thể cần tiêm 2 mũi".
Cho tới nay, tại Mỹ mới chỉ có khoảng 40% người trên 65 tuổi và 16% những người trên 5 tuổi được tiêm vacine ngừa COVID-19 liều tăng cường mới nhất.
Nhiều chuyên gia, bao gồm cả các giới chức liên bang, tin rằng liều lượng là quan trọng nhất đối với những người Mỹ có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19, bao gồm những người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai và những người mắc nhiều bệnh nền.
Theo kế hoạch của FDA, giới chức y tế liên bang sẽ lựa chọn thành phần vaccine vào tháng 6 hàng năm, nhằm mục đích tạo kháng thể chống lại các biến thể mới đang lây lan.
Trong khi đó tại Bắc Kinh Trung Quốc, dẫn báo cáo mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) cho biết số ca mắc COVID-19 và số lượt khám bệnh tại các phòng khám sốt trên khắp nước này đã đạt đỉnh hồi cuối tháng 12/2022 và hiện đang giảm mạnh.
Theo CDC Trung Quốc, từ ngày 8/12/2022, Trung Quốc đã ngừng xét nghiệm axit nucleic đại trà bắt buộc và tổng lượng xét nghiệm đã giảm dần từ 150 triệu mỗi ngày vào ngày 9/12/2022 xuống 7,54 triệu trong ngày đầu tiên của năm nay và tiếp tục giảm xuống 280.000 vào ngày 23/1. Báo cáo cũng cho thấy số lượt người đến các phòng khám sốt hằng ngày trên toàn Trung Quốc tăng lên mức cao nhất 2,87 triệu lượt vào ngày 23/12/2022 và giảm xuống 63.000 lượt vào ngày 23/1.
Cũng ngày, Triều Tiên cho biết, nước này đã ra lệnh phong tỏa thủ đô Bình Nhưỡng trong 5 ngày do số ca mắc bệnh đường hô hấp không xác định gia tăng, Thông báo cho hay, "một giai đoạn chống dịch đặc biệt đã được thiết lập" và chính quyền Bình Nhưỡng kêu gọi các phái đoàn nước ngoài yêu cầu nhân viên chỉ ở trong khu vực của mình. Lệnh này cũng kêu gọi các cá nhân đo nhiệt độ cơ thể bốn lần một ngày và báo cáo kết quả cho bệnh viện bằng điện thoại.
Thông báo trên không đề cập tới bệnh Covid-19, dù cho biết các trường hợp mắc cúm tái phát vào mùa đông và các bệnh về đường hô hấp khác gia tăng.

EU công bố gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ euro nhằm củng cố chủ quyền công nghệ và AI
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/3 đã công bố gói đầu tư trị giá 1,3 tỷ euro, nhằm củng cố chủ quyền công nghệ và thúc đẩy việc triển khai các công nghệ chiến lược, mang tính then chốt cho tương lai. Khoản đầu tư này nằm trong khuôn khổ chương trình Châu Âu Kỹ thuật số (DIGITAL) giai đoạn 2025-2027, vừa được thông qua.

8 năm sau ngày Anh bắt đầu tiến trình Brexit
Cách đây 8 năm, vào ngày 29/3/2017, nước Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử EU, một quốc gia thành viên quyết định “ra đi”.

Hàn Quốc đẩy mạnh nỗ lực ứng phó cháy rừng nghiêm trọng
Ngày 27/3, Hàn Quốc tiếp tục huy động các lực lượng tham gia không chế những vụ cháy rừng nghiêm trọng tại tỉnh Bắc Gyeongsang, trong bối cảnh dự báo sẽ có mưa nhỏ trên toàn khu vực.

Tổng thư ký NATO: Mỹ và châu Âu không đơn phương hành động
Ngày 26/3 Phát biểu tại Trường Kinh tế Warsaw khi đang ở thăm Ba Lan, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte nhấn mạnh, Mỹ cần các nước châu Âu tăng cường vấn đề an ninh và liên minh phải trở nên công bằng hơn.

Bank of America nâng dự báo giá vàng năm 2025 và 2026 lên 3.063 USD/ounce và 3.350 USD/ounce
Trong một báo cáo công bố ngày 26/3, Ngân hàng Bank of America đã tăng dự báo giá vàng trung bình cho năm 2025 và 2026, đồng thời nhấn mạnh sự bất ổn từ các chính sách thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn.

Liên hiệp quốc: Israel nối lại các hoạt động quân sự, 142.000 người ở Gaza phải di dời trong một tuần
Liên hiệp quốc ngày 26/3 cho biết, việc Israel nối lại các hoạt động quân sự ở Dải Gaza đã khiến 142.000 người phải di dời chỉ trong bảy ngày. Cơ quan này đồng thời tiếp tục đưa ra cảnh báo về tình trạng cạn kiệt nguồn viện trợ nhân đạo.

Sudan: Tổng tư lệnh quân đội tuyên bố giải phóng thủ đô Khartoum khỏi RSF
Ngày 26/3, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) tướng Abdel Fattah al-Burhan đã đến Phủ Tổng thống ở thủ đô Khartoum và chính thức tuyên bố thủ đô đã được giải phóng khỏi Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự. Đây được xem như một thắng lợi quân sự lớn, mặc dù cuộc chiến tranh tổng thể vẫn chưa kết thúc tại quốc gia châu Phi nghèo đói này.

Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải trên Biển Đen
Ngày 26/3, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric nhận định thỏa thuận về tự do hàng hải trên Biển Đen nhằm bảo vệ tàu dân sự và cơ sở hạ tầng tại cảng "sẽ là đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực và chuỗi cung ứng toàn cầu". Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Mỹ thông báo đã đạt thỏa thuận riêng rẽ với Nga và Ukraine về ngừng tấn công trên Biển Đen.

Hạ viện Đức nhiệm kỳ mới lần đầu nhóm họp
Quốc hội liên bang (Bundestag) ở Đức vừa bắt đầu họp phiên đầu tiên của khóa mới, hơn một tháng sau khi nước này tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn.

Conference Board: Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 4 năm
Trong bối cảnh, Tổng thống Donald Trump đang triển khai thực hiện các chính sách gây xáo trộn nền kinh tế, Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Conference Board (CB) vừa công bố cho thấy, lòng tin người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục giảm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.