Còn nhiều trăn trở về quy định dạy thêm, học thêm
Gần 1 tuần trôi qua kể từ ngày Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Chủ trương mới khi áp dụng vào thực tế được các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đồng tình, ủng hộ và nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, do Thông tư có nhiều điểm mới, nên khi bắt đầu triển khai, ngành Giáo dục và phụ huynh, học sinh không tránh khỏi những trăn trở, lúng túng.
Thông tư 29 quy định, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ dành cho 3 đối tượng là: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp. Đáng chú ý là việc dạy thêm này, nhà trường không được thu tiền của học sinh. Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
Với quy định này, các cơ sở giáo dục đều băn khoăn về kinh phí chi trả cho giáo viên đảm nhiệm việc dạy thêm.

Thầy giáo Lê Văn Tính, Hiệu trưởng trường THCS Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Rất mong được sự quan tâm của các cấp, các ngành sẽ cấp kinh phí để bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc phụ đạo, ôn luyện cho 3 đối tượng mà Thông tư quy định. Nhà trường sẽ động viên cho cán bộ, giáo viên tự nguyện ôn tập, phụ đạo, không thu phí học sinh."

Bà Nguyễn Thị Khuyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Bà Nguyễn Thị Khuyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Hiện nay giáo viên đang phải làm việc tối đa thời gian quy định, giờ nếu dạy thêm 2 tiết/tuần với 1 môn thì cũng là thời gian làm ngoài mà lại không có thù lao để bồi dưỡng nên cũng bất cập cho giáo viên. Chúng tôi mong các cấp quan tâm có kinh phí hỗ trợ nội dung này để nâng cao chất lượng giáo dục".
Thông tư 29 cũng quy định, mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 2 tiết/tuần. Các cơ sở giáo dục cho rằng, thời lượng này là quá ít để ôn thi cho học sinh cuối cấp với mức độ khó của đề thi như hiện nay.
Ngoài ra, việc sắp xếp thời gian 1 buổi học gồm 2 tiết cho 1 môn học thêm cũng là thách thức trong bối cảnh thiếu giáo viên và thiếu cơ sở vật chất tại một số nơi.

Thầy giáo Nguyễn Xuân Thành, Hiệu trưởng trường THCS Lê Đình Kiên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Thầy giáo Nguyễn Xuân Thành, Hiệu trưởng trường THCS Lê Đình Kiên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thông tư ra đời giữa năm học do đó kế hoạch thực hiện của nhà trường có phần băn khoăn, nhất là đối với học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10. Các em học sinh, phụ huynh có bàng hoàng, rất lo vì sức cạnh tranh của kỳ thi lớp 10 rất cao. Trường THCS Lê Đình Kiên cũng là trường trọng điểm, ôn thi học sinh giỏi nên cũng có nhiều băn khoăn".
Thông tư 29 có hiệu lực vào khoảng giữa học kỳ 2 của năm học với nhiều quy định mới, siết chặt hoạt động dạy thêm, học thêm, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục chính khóa và thúc đẩy phương pháp học tập chủ động. Do đó, thời gian đầu không tránh khỏi có những lúng túng, băn khoăn. Trước mắt, các cơ sở giáo dục và giáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chấp hành nghiêm quy định của Thông tư 29. Đồng thời, chờ hướng dẫn cụ thể từ Sở Giáo dục và Đào tạo để tháo gỡ những vướng mắc và thích ứng trong tình hình mới.

Thanh Hóa có gần 42 nghìn học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42 nghìn thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Thanh Hóa có gần 42.000 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa đã có gần 42.000 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi quan trọng này.

Đề xuất tiếp tục giao chỉ tiêu giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 trong năm học 2025 - 2026
Trước băn khoăn của các giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính phủ về công việc trong thời gian tới, khi mà hợp đồng đã sắp hết hạn, Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã có tờ trình đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh tiếp tục giao số lượng hợp đồng giáo viên cho các cấp năm học 2025-2026, đảm bảo nhân lực cho năm học mới.

Khẩn trương xây dựng phương án thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp
Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Trang bị kỹ năng sống an toàn cho trẻ mầm non
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu đời quan trọng, cũng là lúc các trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh. Những bài học thiết thực và sinh động về kỹ năng an toàn đang được lồng ghép vào các hoạt động dạy học tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và phòng tránh được các tình huống nguy hiểm.

Nghiên cứu bỏ hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học đối với học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh nhằm bảo đảm yêu cầu phù hợp với các loại hình cấp học, lứa tuổi học sinh.

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Hoằng Hóa năm 2025
Sáng ngày 9/5, Hội đồng Đội huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Hoằng Hóa năm 2025.

Khánh thành, bàn giao công trình Trường Tiểu học Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn
Sáng ngày 9/5, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Thanh Hoá và UBND phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình an sinh xã hội Trường Tiểu học Hải Lĩnh.

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông 2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 08/5/2025 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

Thống nhất dạy 2 buổi/ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026
Theo Thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Chủ trương cần có lộ trình thực hiện từng bước, trong đó cần kết hợp Nhà nước đầu tư là chính và khuyến khích xã hội hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.