Đường dây nóng: 0237 3721150

Công bố mức độ hài lòng của doanh nghiệp về Cơ chế một cửa quốc gia

Theo kết quả khảo sát vừa được công bố, phần lớn các chức năng cơ bản trên Cổng một cửa quốc gia hiện hoạt động tốt.

22/06/2020 14:51

Ngày 22/6, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố Báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia”. Báo cáo cho thấy, hiện vẫn còn một số bộ, ngành chưa đảm bảo tiến độ triển khai thủ tục hành chính trên Cổng một cửa quốc gia.

Báo cáo tổng hợp và phản ánh ý kiến của gần 3.100 doanh nghiệp về 12 thủ tục hành chính – dịch vụ công có tần suất thực hiện nhiều nhất trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại 5 Bộ, ngành có sự tham gia hồ sơ và tần suất nhiều nhất.

Công bố Báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia”.
Công bố Báo cáo “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia”.

Theo kết quả khảo sát, phần lớn các chức năng cơ bản trên Cổng một cửa quốc gia hiện hoạt động tốt. 95% số  doanh nghiệp đánh giá dễ thực hiện đối với các tính năng cơ bản như: tạo tài khoản và đăng nhập, xem và in hồ sơ.

Dù vậy, vẫn nhiều bộ, ngành chưa đảm bảo tiến độ triển khai thủ tục hành chính trên Cổng một cửa quốc gia.

Theo phản ánh, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuộc Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Khoa học và Công nghệ gặp khó khăn hơn so với thủ tục hành chính của các bộ, ngành khác. Hiện, vẫn có một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp gặp khó khăn khi sử dụng cổng thông tin, chẳng hạn như 27% doanh nghiệp chưa hài lòng với tình trạng hoạt động thiếu ổn định của Cổng do còn gặp lỗi kết nối và khoảng 20% doanh nghiệp phản ánh tốc độ xử lý các tác vụ trên cổng còn chậm.

Có 26% doanh nghiệp gặp trở ngại với thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế và cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu của Bộ Y tế có tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện lần lượt ở mức 34% và 29%.

Nguyên nhân chính của những khó khăn bao gồm: hệ thống xử lý thủ tục của Bộ quản lý chuyên ngành chưa điện tử hoàn toàn; tình trạng một số doanh nghiệp bị yêu cầu sửa đổi hồ sơ nhiều lần; thời gian các Bộ ngành xử lý hồ sơ của một số doanh nghiệp tương đối lâu.

Thứ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Thị Mai nêu rõ: “Với mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất khẩu là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã đang và sẽ nỗ lực hết sức hợp tác với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính và hiện đại hóa các khâu thực hiện thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Từ đó, nhằm nâng cao hiệu quả hiệu lực của cơ chế này”.

Tại buổi công bố, đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị, cần đẩy nhanh việc triển khai thanh toán điện tử, khắc phục các khó khăn của doanh nghiệp khi sử dụng chữ ký số. Các bộ, ngành, cần nâng cấp các chức năng giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính và cung cấp thêm một số tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp trên Cổng một cửa quốc gia. Cùng với đó, triển khai thực chất việc cải cách hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đồng thời, cải thiện tính minh bạch trong cung cấp thông tin tiến độ giải quyết hồ sơ; công khai kết quả giải quyết thủ tục, thống nhất và đơn giản hóa các biểu mẫu, giấy tờ dễ hiểu với doanh nghiệp và thực hiện chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ ngành trong giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam nêu ý kiến, việc thực hiện thủ tục hành chính qua Cơ chế một cửa quốc gia cần phải được triển khai đồng bộ trong thời gian tới.

“Có nhiều văn bản chúng ta cũng có thay đổi, nhưng còn rất nhiều văn bản mà những quy định ban hành còn phức tạp, đôi khi có muốn triển khai theo Cơ chế một cửa quốc gia này cũng khó. Các doanh nghiệp phản ánh là còn vấn đề cần được giải quyết trong thời gian sắp tới. Do đó, chúng tôi cho rằng, rất cần sự vào cuộc của tất cả các bên thì cơ chế một cửa quốc gia mới vận hành một cách có hiệu quả thông suốt được. Cùng với đó, thiết bị công nghệ cho cả hệ thống cần được đồng bộ để việc vận hành một cách trôi chảy”, ông Trương Văn Cẩm nói.

Nguyễn Hằng/VOV1


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Dự báo thị trường thép khởi sắc nửa cuối năm

Dự báo thị trường thép khởi sắc nửa cuối năm

08:05 , 26/07/2025

Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo thị trường thép nội địa có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2025 khi có tín hiệu khả quan từ những chính sách khơi thông thị trường bất động sản và nền kinh tế.

Khuyến nghị doanh nghiệp tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu tôm

Khuyến nghị doanh nghiệp tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu tôm

08:00 , 26/07/2025

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thời gian tới, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với những tháng trước do nhiều đơn hàng đã đi sớm trong thời gian hoãn thuế đối ứng. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến ngày 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng 7, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026

08:00 , 26/07/2025

Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn

21:29 , 25/07/2025

Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

18:23 , 25/07/2025

Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường

08:37 , 25/07/2025

Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn

16:38 , 24/07/2025

Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh

16:16 , 24/07/2025

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn

16:12 , 24/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động

16:09 , 24/07/2025

Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.