Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2022 và các năm tiếp theo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1813/CĐ-TTg ngày 24/12/2021 về việc dự báo nhu cầu điện, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm cung ứng điện năm 2022 và các năm tiếp theo.
Công điện gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thộc Trung ương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nêu rõ:
Việc bảo đảm vững chắc cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của ngành điện, nhất là trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Năm 2021, ngành điện đã cơ bản bảo đảm cung ứng điện, tuy nhiên đã xuất hiện những khó khăn do xuất hiện mất cân đối cung-cầu điện tại một số khu vực. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, gắn với thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đất nước trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Công Thương chủ động, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện các giải pháp để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm cung ứng điện an toàn, tin cậy cho mọi mặt sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong năm 2022 và các năm tiếp theo, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết và mùa khô; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ:
a) Thực hiện đánh giá và dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt năm 2022 và nhu cầu tăng các năm tiếp theo đến năm 2025 của địa phương, bộ, ngành phụ trách, gửi Bộ Công Thương trước ngày 31/12/2021 để tổng hợp, xây dựng phương án bảo đảm cung ứng điện.
b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm cung ứng điện an toàn và tin cậy.
c) Tăng cường thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 7/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động trong công tác dự báo nhu cầu điện, theo dõi sát diễn biến nhu cầu điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo để xây dựng kế hoạch vận hành tối ưu, đúng quy định; thực hiện công tác vận hành hệ thống điện quốc gia bảo đảm an toàn, tin cậy và hiệu quả; kịp thời báo cáo Bộ Công Thương xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền.
4. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan có các giải pháp toàn diện, đồng bộ và hiệu quả bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong tình hình mới và những năm tiếp theo.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.